Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89534139 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    Ngày gửi bài: 12/06/2007
    Số lượt đọc: 2466

    Nguồn: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/
    DeXuat-GiaiPhap-GD/Giao_duc_dao_tao-May_chuc_nam_dieu_tran/
    Bùi Trọng Liễu - Tiến sĩ nhà nước về Khoa học, nguyên Giáo sư Đại học Paris (Pháp)

    Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước.

    Tôi xin được tóm tắt lại dưới đây một số điều tôi đã phát biểu (và dẫn các bài tôi đã viết). Ngoại trừ những lời tôi kiến nghị nên tách rời nhiệm vụ quản lý với nhiệm vụ khoa học (thuở còn chiến tranh), lập học vị tiến sĩ, phong lại chức danh giáo sư đại học để ổn định trật tự khoa học (mấy tuần trước ngày giải phóng) như tôi đã kể trong [1], những điều tôi đã kiến nghị là :
    1/ Nên có một nền giáo dục công lập mạnh, vì vai trò cần thiết của Nhà nước (năm lý do : bảo đảm sự bình đẳng và sự công bằng cho mọi công dân trong xã hội; bảo đảm được sự đầu tư lớn và dài hạn; góp phần bảo vệ sự thống nhất và thuần nhất; bảo đảm được sự liên tục và thừa kế về trí tuệ; giáo dục đào tạo là một trong những vế chính của nền độc lập tự chủ) (xem [2]). Mặc dù năm 1988 tôi là người đã khơi ý cùng với 5 anh chị trong nước khởi xướng và được chính quyền cho phép thành lập đại học “dân lập” đầu tiên (xem [1]), tôi vẫn nghĩ rằng nước nhà nên có một nền giáo dục công lập phát triển đại trà, song song với một hệ thống giáo dục dân lập tư lập đóng vai trò bổ sung (xem [3]). Việc cho phép mở đại học “dân lập” đã góp phần giải tỏa được vấn đề “lý lịch trong việc học” và một số điều tích cực khác. Nhưng sự “quá đà” trong việc phát triển hệ giáo dục tư lập (có thể bị dư luận coi như một thứ từ bỏ trách nhiệm của nhà nước, vì đẩy gánh nặng sang phía công dân), một số trường hợp lạm dụng giáo dục để kinh doanh, học phí nặng, luật lệ “bó buộc đi học tới một tuổi nào đó” nhưng lại không bảo đảm miễn phí, sự bất công trong việc học qua gia cảnh giàu nghèo, vv., là những nghịch lý, không phù hợp với sở nguyện của tôi.
    2/ Tôi có nêu hai mục tiêu chính của giáo dục đào tạo, (xem [4] và [5]):
    (a) Tạo lập một cơ sở tri thức, văn hóa cho con người và xã hội (bởi vì một xã hội tiến bộ chỉ có thể là tập hợp của những con người có trình độ hiểu biết cao; và bởi vì “học” là nhu cầu tri thức của mỗi cá nhân, cần phải được đáp ứng).
    (b) Đào tạo chuyên môn nghề nghiệp: để đáp ứng cho các khu vực sản xuất, kinh tế, hành chính và cho các hoạt động xã hội khác của đất nước; đồng thời cho mỗi cá nhân một (hay những) chuyên môn nghề nghiệp, để mưu cuộc sống và để thực hiện vai trò của mình trong xã hội.
    Với những thăng trầm, tới nay tôi vẫn có cảm tưởng là những mục tiêu này chưa được quan tâm đúng mức.
    3/ Về cách tổ chức giáo dục đại học, tôi có nêu một số nhận xét (sự tồn tại của một hệ thống đại học và cao đẳng công lập phức tạp và quản lý không nhất quán, tản mạn và lãng phí) và có đề nghị những giải pháp tháo gỡ. Thí dụ như thay vì tuyển sinh quá sớm (ngay từ ở mức tú tài) vào những trường đại học nghề nghiệp, nên tổ chức học cơ bản chung ngành trước khi đào tạo chuyên nghề, để tiết kiệm được phương tiện và nhân lực ; đồng thời nên theo xu hướng chung của thế giới hiện nay : nên tránh việc đào tạo chuyên môn quá hẹp theo kiểu tiếp thu những công thức kỹ thuật đồng thời lại nhẹ vế kiến thức cơ bản, vì khoa học kỹ thuật tiến nhanh, nếu sinh viên bị đào tạo quá hẹp, khi vào đời sẽ không thể cập nhật nổi (xem [6] và [7]).Tôi cũng kiến nghị bỏ những môn học vô ích, tốn thì giờ, sức lực và tiền bạc (xem [8]). Tôi có cảm tưởng là những kiến nghị của tôi không được bộ máy quản lý giáo dục đào tạo chú ý.
    4/ Trên thế giới hiện nay, giáo dục đại học luôn luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học. Tôi có kiến nghị hình thức tổ chức liên kết sao cho phù hợp với sự tiến triển (xem [9]). Tuy một số cải cách đã phù hợp với ước mong của tôi (như việc chỉ có một học vị tiến sĩ), cách tổ chức cấp “đào tạo qua nghiên cứu” hiện nay chứng tỏ rằng bộ máy quản lý vẫn quá quen thuộc và gắn bó với cách tổ chức kiểu Liên Xô cũ, đồng thời lại mơ tưởng đạt hiệu quả theo kiểu Mỹ và Tây Âu (xem [10] và [11]). Đây là điều phi lý đáng tiếc.
    5/ Trong một tinh thần muốn phát triển đất nước, việc gửi du học sinh và nghiên cứu sinh ra nước ngoài học hỏi và nghiên cứu là một việc chính đáng và cần thiết. Nhưng với việc dùng của cải chung của đất nước và dùng viện trợ nhận được từ các nước ngoài để thực hiện việc gửi người ra nuớc ngoài này, nếu không có một chính sách phù hợp để đón nhận và khuyến khích sự trở về của những du học sinh, du nghiên cứu sinh đã thành tài, thì khác nào như chính mình lại tổ chức “chảy máu chất xám” của chính dân tộc mình. Đó là những điều tôi đã phát biểu trong bài [12].
    6/ Trong một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc, bằng cấp, học vị đặt ra là để đánh giá sự hiểu biết thực sự ; chức danh đặt ra là để đáp ứng với nhiệm vụ phải thực hiện. Đó không phải là thứ hàng mã chế ra để phô trương, ngộ nhận tiếm xưng hay để ban thưởng (xem [13]). Lại càng không nên lẫn lộn chức và hàm. Nếu muốn ban thưởng đã có cách khác, thí dụ như tổ tiên ta thuở trước đã biết giải quyết qua việc “bán hàm”, đó là một tấm gương mà hiện nay nên suy ngẫm. Đó là nội dung của bài [14].
    7/ Một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay là vấn đề nhà giáo đại học, bởi vì có thày đủ trình độ hiểu biết thì mới có trò có trình độ hiểu biết, có thày dạy đúng thì mới có trò hiểu đúng, có nhà giáo đại học giỏi thì mới có nhà giáo trung học tiểu học giỏi. Do đó, trong nhiều năm, tôi đã đề nghị một hình thức tuyển nhà giáo đại học sao cho phù hợp, công bằng và có hiệu quả nhất cho nền giáo dục đại học nước ta ([15,16,17]). Nhưng rồi sự cải cách từ hình thức “phong hàm” giáo sư chuyển sang hình thức công nhận “chức danh” cũng chẳng khác nhau mấy tí về nội dung và về cách tiến hành. Thêm vào đó, là vấn đề nhà giáo cho các trường đại học dân lập hiện nay hoàn toàn chưa vào nề nếp. Trong tình hình đã trót như ngày nay, chi bằng nhà nước nên cho phép mỗi cơ sở dân lập đó tự tuyển và trao danh hiệu giáo sư theo cấp bậc của chính họ qui định, như kiểu các truờng đại học Mỹ và Canađa, vv. Như vậy còn hợp lý hơn là tình trạng đầu Ngô mình Sở hiện nay, với những chức danh giáo sư do nhà nước phong, mà các đại học dân lập vay mượn dùng ké, qua những cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm công và tư.
    Mặc dù cấp lãnh đạo có quyết tâm, cuộc chấn chỉnh nền giáo dục đào tạo chỉ có hy vọng dần dần thành công nếu như bộ máy quản lý thích ứng được với tình hình, và nếu dư luận thực sự chú ý.
    _____________
    [1] Tưởng nhớ một người thân, trong cuốn “Giáo sư Tạ Quang Bửu, con người và sự nghiệp”, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
    [2] Về vai trò của Nhà nước trong giáo dục đại học, Tia Sáng tháng 12/1998.
    [3] Vài suy nghĩ về “công học” và “tư học”, Tuần Tin tức 10/4//1993 và Quê Hương tháng 7/1993.
    [4] Góp ý kiến về việc học (viết chung với Phan Đình Diệu), Nhân Dân 27/12/1987, và Tuổi Trẻ 19/11/1987.
    [5] Kiểm lại một số ý kiến góp về việc học, Nhân Dân Chủ Nhật 24/10/1993.
    [6] Vài điểm về tổ chức giáo dục đại học, nhìn từ ngoài, Tia Sáng tháng 9/1999, Nhân Dân 1/12/1999.
    [7] Đại học sư phạm, một vấn đề khó bàn, Tia Sáng tháng 10/2002.
    [8] Kỹ thuật giết rồng, Tia Sáng tháng 2/2003.
    [9] Vài suy nghĩ chung quanh vấn đề « đào tạo qua nghiên cứu », Tia Sáng tháng 11/1998.
    [10] « Sau đại học », một cụm từ khó hiểu, Tia Sáng tháng 6/2002.
    [11] Một viện Hàn lâm khoa học lúc này ở Việt Nam ? Nông Nghiệp Việt Nam, 29/11/2001.
    [12] Du học và chất xám, Tia Sáng tháng 12/2002.
    [13] Vài phô trương không cần thiết, Nông Nghiệp Việt Nam, 16/5/2002
    [14] Bán Hàm, Nông Nghiệp Việt Nam, 15/4/2002.
    [15] Vài câu hỏi về chức danh giáo sư đại học, Tia Sáng tháng 2/1999.
    [16] Vài điểm trong tổ chức giáo dục đại học, Hội thảo khoa học « Giáo dục Việt Nam, hiện trạng, thách thức và giải pháp », Hà Nội 23/9/1999.
    [17] Trình tự đảo lộn, Tia Sáng tháng 7/2002.

    Bùi Trọng Liễu



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.