Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.vnschool.net

Các phát triển mới của iQB 7.0 (final)
22/11/2012

what newCông ty Công nghệ tin học Nhà trường sắp cho ra mắt phiên bản mới iQB 7.0, một trong những mở rộng lớn và hoàn thiện nhất của bộ phần mềm iQB cho tới thời điểm hiện tại. Bài viết này sẽ trình bày những phát triển mới nhất của bộ phần mềm này.


1. Mở rộng hệ thống câu hỏi điền khuyết

Hệ thống câu hỏi điền khuyết cũ sẽ được mở rộng thành 3 loại sau:

- Câu hỏi điền khuyết.

- Câu hỏi điền từ.

- Câu hỏi chọn từ.

Cả 3 dạng câu hỏi này thực chất là những câu hỏi cùng thuộc kiểu “điền khuyết” nhưng khác nhau bởi cách thể hiện và làm bài của học sinh. Chúng có các ý nghĩa khác nhau khi sử dụng trên thực tế.

Câu hỏi điền khuyết dạng kéo thả từ

- Dạng câu hỏi bao gồm một đoạn văn bản với nhiều vị trí rỗng, văn bản gốc này có các dấu ˂i˃ để chỉ ra các vị trí cần điền khuyết.

- Cách làm bài: người dùng kéo thả các đáp án vào các vị trí rỗng có dấu ... trong câu hỏi. Vì vậy dạng câu hỏi này có tên “kéo thả từ” (drag & drop).

Ví dụ

Điền từ đúng vào các vị trí trống trong bài thơ sau đây:

Tháp <1> đẹp nhất hoa <2>

Việt Nam <3>nhất có <4> Bác Hồ

(Đáp án)

Đáp án 1 = ‘mười’

Đáp án 2 = ‘sen’

Đáp án 3 = ‘đẹp’

Đáp án 4 = ‘tên’

Câu hỏi điền từ

- Dạng câu hỏi bao gồm một đoạn văn bản với nhiều vị trí cần điền từ, các từ cần điền sẽ được đánh dấu trong dấu <>.

- Cách làm bài: tại vị trí cần điền từ (trên màn hình sẽ hiện dấu <.....>, người dùng nhấn phím chuột, sẽ xuất hiện 1 hộp Text Input cho phép nhập trực tiếp từ tại đó, nhập xong nhấn ENTER để kết thúc. Chỉ được phép làm 1 lần cho mỗi vị trí.

- Như vậy đây cũng là câu hỏi “điền khuyết” nhưng dưới dạng điền từ, người dùng nhập trực tiếp dữ liệu vào các vị trí trống. Các câu hỏi này có tên gọi “điền từ” (write word).

Ví dụ

Điền từ đúng vào các vị trí trống trong bài thơ sau đây:

Tháp ˂Mười˃ đẹp nhất hoa ˂sen˃
Việt Nam ˂đẹp˃ nhất có ˂tên˃ Bác Hồ

Câu hỏi chọn từ

- Dạng câu hỏi bao gồm một đoạn văn bản với nhiều vị trí cần điền từ.

- Cách làm bài: tại vị trí cần điền từ (trên màn hình sẽ hiện dấu <.....>, người dùng nhấn phím chuột, sẽ xuất hiện 1 DS các từ để chọn và điền vào vị trí trống này. Chỉ được phép thực hiện 1 lần cho mỗi vị trí. Vì vậy dạng câu hỏi này có tên “chọn từ” (select word).

- Trong văn bản gốc, tại các vị trí cần điền từ sẽ có đánh dấu < ...> và giữa hai dấu này ghi rõ các từ có thể chọn để điền vào vị trí trống này. Cách ghi như sau trong văn bản gốc:

˂id_correct | ˂W1˃ | ˂W2 | ... | Wn˃, trong đó id_correct là vị trí của từ đúng cần chọn, danh sách các từ cần chọn W1, W2, ..., Wn được viết cách nhau bởi dấu “|”.

Ví dụ

Chọn các từ đúng chính tả điền vào các vị trí trống trong đoạn văn sau:

Không giữ vững được ý <2 | trí | chí>, thiếu kiên <1 | trì | chì><1 | trước | chước> khó khăn, <2 | chở | trở> ngại.

Cả 3 dạng câu hỏi trên được sắp xếp và phân loại trong phần mềm iQB 7.0 dưới cùng một loại là ĐIỀN KHUYẾT. Phân loại này có ý nghĩa làm giảm bớt sự khó hiểu đối với người sử dụng các phiên bản trước đây của bộ phần mềm này.

Trong iQB 7.0, giao diện màn hình nhập câu hỏi kiều điền khuyết có dạng như hình dưới đây, trong đó người dùng được phép lựa chọn 1 trong 3 kiểu: kéo thả từ, điền từchọn từ.


Như vậy trong mô hình phần mềm iQB 7.0, hệ thống các câu hỏi GỐC đã được mở rộng và phát triển thành một hệ thống lớn. Bảng sau liệt kê tất cả các dạng câu hỏi ngắn, gốc có trong phần mềm.

Stt

Mã câu hỏi

Tên câu hỏi

Mô tả ngắn

1

Q1

Câu hỏi trắc nghiệm, nội dung lưu cùng đáp án

- Câu hỏi ngắn hoặc là một câu hỏi phụ (SubTask).

- Câu hỏi dạng trắc nghiệm, nội dung và đáp án lưu cùng nhau, có thể có 1 hoặc nhiều đáp án đúng.

- Mỗi phần tử là một câu hỏi hoàn chỉnh.

2

Q2

Câu hỏi trắc nghiệm, nội dung và đáp án không lưu cùng nhau.

- Câu hỏi ngắn hoặc là một câu hỏi phụ (SubTask).

- Câu hỏi dạng trắc nghiệm, nội dung và đáp án lưu riêng rẽ, loại Đáp án tường minh. Có thể có một hoặc nhiều đáp án đúng.

- Mỗi phần tử là một câu hỏi hoàn chỉnh.

3

Q3

Câu hỏi trắc nghiệm, đáp án động.

- Phải là một câu hỏi ngắn.

- Câu hỏi dạng trắc nghiệm, nội dung và đáp án lưu riêng rẽ. Các đáp án được lưu riêng thành 2 loại: các đáp án đúng và các đáp án sai.

- Mỗi phần tử không là một câu hỏi hoàn chỉnh, khi khởi tạo đề kiểm tra, các câu hỏi loại này sẽ được tự động chuyển đổi sang dạng câu hỏi Q2.

4

Q4

Câu hỏi tự luận, đáp án tường minh.

- Câu hỏi dạng Tự luận.

- Dạng câu hỏi với Đáp án tường minh, có nghĩa là các đáp án được cố định hoặc là SỐ hoặc là CHỮ.

5

Q5

Câu hỏi tự luận, đáp án không tường minh.

- Câu hỏi dạng Tự luận.

- Dạng câu hỏi với Đáp án không tường minh, có nghĩa là đáp án, trả lời chỉ có thể mô tả bằng chữ và không dùng để tự động so sánh hoặc chấm điểm được.

6

Q6.1

Câu hỏi điền khuyết kéo thả từ.

- Câu hỏi ngắn hoặc là một câu hỏi phụ (SubTask).

- Câu hỏi điền khuyết là loại câu hỏi trong đó người dùng cần điền vào một câu, đoạn văn còn khuyết một vài chỗ để tạo thành câu hoàn chỉnh. Các vị trí còn khuyết sẽ hiện trên màn hình bằng các dấu <...>.

- Cách thực hiện là kéo thả các từ, cụm từ từ một danh sách vào vị trí trống trong câu.

7

Q6.2

Câu hỏi điền khuyết điền từ.

- Câu hỏi ngắn hoặc là một câu hỏi phụ (SubTask).

- Câu hỏi điền khuyết là loại câu hỏi trong đó người dùng cần điền vào một câu, đoạn văn còn khuyết một vài chỗ để tạo thành câu hoàn chỉnh. Các vị trí còn khuyết sẽ hiện trên màn hình bằng các dấu <...>.

- Cách thực hiện là điền từ trực tiếp tại vị trí trống trong câu.

8

Q6.3

Câu hỏi điền khuyết chọn từ.

- Câu hỏi ngắn hoặc là một câu hỏi phụ (SubTask).

- Câu hỏi điền khuyết là loại câu hỏi trong đó người dùng cần điền vào một câu, đoạn văn còn khuyết một vài chỗ để tạo thành câu hoàn chỉnh. Các vị trí còn khuyết sẽ hiện trên màn hình bằng các dấu <...>.

- Cách thực hiện là nháy chuột tại vị trí cần điền và chọn từ từ một bảng chọn ngay tại vị trí này.

9

Q7

Câu hỏi cặp đôi.

- Câu hỏi ngắn hoặc là một câu hỏi phụ (SubTask).

- Câu hỏi cặp đôi là loại câu hỏi có nội dung bao gồm n cặp thông tin, người dùng có nhiệm vụ nhận dạng và ghép n cặp thông tin này một cách chính xác nhất.

- Cách thực hiện: dùng chuột kéo thả thông tin ở một phía sang một thông tin khác ở phía đối diện để ghép thành đôi.


2. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống các câu hỏi trong iQB

Trong các phiên bản trước đây của phần mềm iQB, các câu hỏi dài chỉ hạn chế có câu hỏi phụ thuộc dạng tự luận hoặc trắc nghiệm. Nhưng đến phiên bản mới nhất iQB 7.0, hạn chế đó đã được gỡ bỏ. Cụ thể như sau:

- Đối với câu hỏi dài dạng tự luận, tất cả các câu hỏi phụ kèm theo phải là tự luận.

- Nếu câu hỏi dài là trắc nghiệm thì các câu hỏi phụ có thể nhận một trong các kiểu trắc nghiệm, điền khuyết (3 dạng) và cặp đôi.

Mở rộng này sẽ làm phong phú hơn rất nhiều mô hình câu hỏi dài trong phần mềm iQB.

Màn hình dưới đây là giao diện khi nhập 1 câu hỏi phụ khi câu hỏi mẹ thuộc dạng trắc nghiệm. Kiểu của câu hỏi phụ này có thể là tất cả các dạng câu hỏi trừ ra tự luận.



3. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống các hình thức kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến

Với iQB 7.0, hệ thống các hình thức kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến đã mở rộng ra cho tất cả các dạng câu hỏi ngắn, dài, câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, cặp đôi. Có thể nói phiên bản iQB 7.0 là phiên bản mở rộng đầy đủ nhất cho tất cả các dạng kiểm tra trực tuyến.

Bảng sau mô tả chi tiết 5 hình thức kiểm tra trực tuyến có trong phần mềm iQB 7.0, hỗ trợ đầy đủ tất cả các dạng câu hỏi (trừ ra tự luận).

Stt

Hình thức kiểm tra

Hỗ trợ câu hỏi

Mô tả ngắn ý nghĩa

1

Kiểm tra chuẩn

Standard Test

Hỗ trợ toàn bộ các dạng câu hỏi: trắc nghiệm, điền khuyết, cặp đôi, câu hỏi ngắn và dài.

Hình thức kiểm tra chuẩn, chính thức dành cho việc kiếm tra chính thức trên lớp học cũng như ở nhà.

Đây là kiểu kiểm tra chuẩn đã có từ phiên bản đầu tiên của phần mềm.

Các đặc điểm của hình thức kiểm tra này:

- HS làm lần lượt từng câu, được phép xem và làm lại các câu đã làm trước đó.

- Thời gian làm từng câu không hạn chế.

- Khi nháy nút Nộp bài mới tính điểm.

- Sau khi xem điểm có thể xem lại đáp án toàn bài kiểm tra.

- Kết quả bài làm của HS ghi vào LogFile.

2

Kiểm tra nhanh

Quick Test

Hỗ trợ các dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, cặp đôi, câu hỏi ngắn và dài.

Hình thức này dành cho việc kiểm tra nhanh kiến thức, được thực hiện khi không có nhiều thời gian và cần kiểm tra nhiều học sinh trong một thời gian ngắn.

Các đặc điểm của hình thức kiểm tra này:

- HS chỉ được làm các câu hỏi lần lượt từ đầu đến cuối. Không được phép quay lại các câu hỏi đã làm.

- Thời gian cho mỗi câu hỏi là hạn chế, kể cả thời gian xem các tệp Media kèm theo.

- Khi hết thời gian của 1 câu, phần mềm sẽ thông báo đúng/sai và tự động chuyển sang câu tiếp theo.

- Khi làm xong phần mềm tự động chấm điểm. Xem được toàn bộ thông tin kết quả.

- Không cho phép xem lại quá trình làm bài sau khi kết thúc kiểm tra.

3

Kiểm tra mở

Open Test

Hỗ trợ các dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, cặp đôi, câu hỏi ngắn và dài.

Hình thức này áp dụng cho các trường hợp kiểm tra kiến thức theo kiểu vừa học vừa chơi, vừa kiểm tra vừa xem lại kiến thức. Hình thức này có thể dành cho đối tượng là một nhóm HS hay một lớp học.

Các đặc điểm của hình thức kiểm tra này:

- HS chỉ được làm các câu hỏi lần lượt từ đầu đến cuối. Không được phép quay lại các câu hỏi đã làm.

- Thời gian làm từng câu hỏi không hạn chế.

- Với mỗi câu, HS được quyền thực hiện các lệnh bổ sung như xem trợ giúp, kiểm tra xem làm đúng hay sai.

- Khi làm xong phần mềm tự động chấm điểm. Xem được toàn bộ thông tin kết quả.

- Không cho phép xem lại quá trình làm bài sau khi kết thúc kiểm tra.

4

Kiểm tra cộng đồng

Public Test

Hỗ trợ các dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, cặp đôi, câu hỏi ngắn và dài.

Hình thức kiểm tra này dành cho các hoạt động công cộng, kiểm tra trong một hội trường lớn phía dưới có đông người quan sát. Có thể sử dụng tại một lớp học hoặc toàn trường.

Các đặc điểm của hình thức kiểm tra này:

- Người dùng chỉ được phép làm lần lượt các câu hỏi từ đầu đến cuối của Test.

- Hình thức làm bài như sau: khi người dùng nháy vào 1 đáp án, sau một thời gian, pm sẽ thông báo ngay là đúng hay sai và hiện đáp án đúng nếu làm sai. Có Option qui định thời gian làm bài cho 1 câu hỏi trong kiểu Test này: hoặc có hạn chế thời gian (mặc định 1 giây, hoặc không hạn chế thời gian).

- Cách thực hiện là nháy chuột lên một dòng chỉ đáp án (hoặc nháy lên nhiều dòng nếu có nhiều đáp án đúng). Chú ý nếu chưa hết thời gian làm bàicó thể thay đổi và chọn đáp án khác.

- Khi làm hết câu cuối cùng, pm hiện ngay số điểm và số câu hỏi đúng / tổng số câu. Không được phép quay lại xem các câu hỏi đã làm.

- Có hiệu ứng âm thanh và hình ảnh cho mỗi phần làm của thí sinh.

5

Kiểm tra IQ

IQ Test

Hỗ trợ các dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền khuyết, cặp đôi, câu hỏi ngắn và dài.

Đây là hình thức kiểm tra tương tự như đối với các kỳ kiểm tra trí tuệ IQ,

Các đặc điểm của hình thức kiểm tra này:

- Hình thức kiểm tra này chỉ áp dụng cho Skin IQ và áp dụng cho các đề kiểm tra thuần túy trắc nghiệm + cặp đôi + điền khuyết.

- HS được phép làm tất cả các câu hỏi không theo thứ tự nào, thời gian làm 1 câu hỏi không hạn chế.

- Khi nộp bài điểm số được công bố là số câu đúng / tổng số câu và không được phép xem lại các câu hỏi đã làm.


4. Bổ xung chức năng Xem nhanh câu hỏi dành cho GV rà soát nội dung câu hỏi trong CSDL

Chức năng Xem nhanh câu hỏi là một lệnh mới bổ sung cho phiên bản iQB 7.0. Chức năng này rất quan trọng và cần thiết cho các GV khi sử dụng và quản trị các ngân hàng câu hỏi của mình. Chức năng này cho phép GV xem nhanh nhưng rất chi tiết nội dung của từng câu hỏi trong CSDL ngân hàng câu hỏi để kiểm tra và cho phép GV sửa ngay nội dung nếu phát hiện sai sót.

Giao diện của chức năng này giống màn hình dưới đây.



Có thể thiết lập bộ lọc cho DS câu hỏi cần kiểm tra thông qua lệnh đặt bộ lọc.


Giao diện thiết lập bộ lọc cho DS câu hỏi của chức năng xem nhanh câu hỏi.

5. Bổ sung tính năng khởi tạo nhanh CSDL với kỹ năng, phạm vi và ma trận kiến thức

Trong các phiên bản iQB trước đây, chúng tôi đã đưa vào lệnh Khởi tạo CSDL Ngân hàng câu hỏi mới một tính năng rất quan trọng: đó là tính năng Tự động tạo kỹ năng và chủ đề kiến thức. Chức năng này sẽ cho phép sau khi tạo CSDL ngân hàng mới sẽ tạo nhanh kỹ năng câu hỏi và ma trận kiến thức của một môn học, khối lớp tương ứng từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên tính năng này không phù hợp với các nhà trường Đại học, Cao đẳng và các trường hợp nếu không muốn tạo CSDL ngân hàng câu hỏi tương ứng với môn học trong trường phổ thông.

Chính vì vậy tính năng mới Tạo nhanh kỹ năng mà phạm vi kiến thứcsẽ thỏa mãn nhu cầu mới này cho các GV các nhà trường đại học, cao đẳng.


Tính năng mới sẽ cho phép người dùng khởi tạo nhanh kỹ năng câu hỏi và ma trận kiến thức theo mô hình tổng quát. Ma trận kiến thức này chỉ được tạo lập bước đầu, sau đó người dùng sẽ có cơ hội thuận tiện hơn để hoàn thiện tiếp tục ma trận kiến thức này.

Sau đây là mô tả sơ lược các bước của qui trình khởi tạo mới này.

Bước 1. Khởi tạo nhanh kỹ năng câu hỏi.

Tại bước này cho phép GV chọn và nhập nhanh các kỹ năng câu hỏi cho CSDL ngân hàng của mình.



Sau khi chọ xong nháy nút Tiếp tục. Nút Thoát để dừng ngay lệnh và thoát khỏi lệnh khởi tạo CSDL hiện thời.

Bước 2. Luwajn chọn số mức phạm vi hệ thống của ma trận kiến thức.

Tại bước này sẽ cho phép người dùng lựa chọn mức của phạm vi kiến thức hệ thống và nhập nhanh các mức kiến thức này.


Chỉ cho phép người dùng lựa chọn 1 trong 2 kiểu: kiểu 1 mức và kiểu 2 mức.

Phía bên trái hộp hội thoại là hình ảnh minh họa cho khái niệm Phạm vi kiến thức hệ thống trong mô hình Ma trận kiến thức mà người dùng đang nhập.

Sau đó người dùng được phép nhập, sửa trực tiếp tên phạm vị hệ thống ngay trên màn hình.

Nhập xong nháy nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Nháy nút Quay lại để quay lại bước trước đó.

Bước 3. Khởi tạo nhanh và nhập Phạm vi kiến thức chi tiết tương ứng.

Tại bước này, người dùng sẽ phải nhập tiếp các phạm vi kiến thức chi tiết tương ứng với các phạm vi hệ thống đã nhập tại bước 1.

Hình ảnh bên trái mô phỏng phạm vi kiến thức chi tiết tương ứng với phạm vi hệ thống là các tiêu đề cột phía trên.


Để bổ sung thêm phạm vi chi tiết hãy nháy vào nút có dấu +. Nháy nút có dấu – để xóa đi dòng cuối cùng. Sau khi bổ sung có thể sửa trực tiếp các phạm vi kiến thức chi tiết này.

Nhập xong nháy nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Nháy nút Quay lại để quay lại bước trước đó.

Bước 4. Lựa chọn mô hình chủ đề kiến thức của Ma trận kiến thức.

Bước này sẽ yêu cầu người dùng chọn mô hình để chuẩn bị khởi tạo các chủ đề kiến thức cụ thể của ma trận kiến thức. Có 3 mô hình được lựa chọn.


3 mô hình được lựa chọn bao gồm:

1. Mô hình cây 1 mức, đơn giản.

2. Mô hình cây 1 mức, phức tạp.

3. Mô hình cây 2 mức.

Môi mô hình trên đều được thể hiện bằng 1 hình ảnh minh họa để người dùng dễ dàng hình dung.

Lựa chọn xong một trong 3 mô hình trên thì nháy nút Tiếp tục để chuyển sang bước sau.

Bước 5. Nhập, sửa nhanh chủ đề kiến thức.

Tại bước này, người dùng sẽ tiến hành nhập, sửa các chủ đề kiến thức cụ thể. Tùy thuộc vào mô hình đã chọn ở bước 4 mà giao diện nhập tại bước này sẽ khác biệt.

Chú ý chỉ được phép xóa các chủ đề kiến thức lõi, không được phép xóa các chủ đề kiến thức tiêu đề.


Trong cửa sổ trên, muốn xóa các chủ đề lõi thì nháy nút có dấu X ở bên cạnh.

Nháy chuột lên các ô để nhập, sửa các chủ đề này.

Nhập xong nháy nút Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Nháy nút Quay lại để quay lại bước trước đó.

Bước 6. Hoàn thành và kết thúc.

Bước kết thúc.


Phần mềm thông báo hoàn thành như trên. Nháy nút Kết thúc để tiến hành khởi tạo CSDL, nháy nút Hủy lệnhđể hủy toàn bộ quá trình vừa thực hiện.

6. Bổ sung khái niệm Ma trận đề và chức năng nhập Sơ đồ Test theo Ma trận đề

1. Mẫu đề kiểm tra và Sơ đồ Test

Mẫu đề kiểm tra (Test Template) có thể hiểu như một bộ xương khung của các đề kiểm tra. Từ một mẫu có thể tạo ra nhiều đề kiểm tra khác nhau với cùng mục đích, đối tượng và phạm vi kiến thức.

Mục đích của Mẫu đề kiểm tra là tạo nhanh các đề kiểm tra cụ thể theo đúng yêu cầu kiến thức của chương trình.

Ví dụ trong một ngân hàng câu hỏi môn Vật lý lớp 10, các mẫu đề kiểm tra có thể tạo ra là các mẫu đề kiểm tra 15 phút trong năm học theo các bài học hoặc các chương, mẫu đề kiểm tra 1 tiết theo các chương, mẫu đề kiểm tra học kỳ I, học kỳ II và mẫu đề kiểm tra ôn tập cuối năm.

Quan hệ giữa CSDL, mẫu đề kiểm tra và đề kiểm tra được mô tả trong sơ đồ sau:


Trong phần mềm iQB, có 2 loại mẫu đề kiểm tra:

- Mẫu đề kiểm tra dựa trên bảng Tỷ lệ phần trăm kiến thức.

- Mẫu đề kiểm tra dựa trên Sơ đồ Test.


Mô hình Mẫu đề kiểm tra theo bảng Tỉ lệ kiến thức được cho bởi một dãy các con số là tỷ lệ phần trăm của các chủ đề kiến thức cần có trong Đề kiểm tra này. Từ thông tin của bảng Tỉ lệ kiến thức trên, phần mềm sẽ tự động phân tích và tạo ra Sơ đồ Test cho mẫu đề kiểm tra này.

Mô hình Mẫu đề kiểm tra theo Sơ đồ Test được cho bởi một khung dãy các mẫu câu hỏi tương ứng sẽ có trong phần mềm. Mỗi mẫu câu hỏi này có đủ tất cả các tham số, thuộc tính dùng để sinh nhanh và tự động câu hỏi của đề kiểm tra. Theo sơ đồ trên, thực chất, mô hình mẫu đề kiểm tra theo Tỉ lệ kiến thức rồi cũng sẽ trở thành Sơ đồ Test, do vậy mô hình và khái niệm Sơ đồ Test là khái niệm trung tâm và quan trọng nhất liên quan đến mẫu đề kiểm tra.

2. Ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu của Bộ GD & ĐT

Một trong những bộ chuẩn đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh do Bộ GD&DT qui định là khái niệm Ma trận đề kiểm tra.

Ma trận đề là một bảng thông tin 2 chiều, trong đó ghi ra các ràng buộc về kiến thức, kỹ năng câu hỏi và các tham số khác dùng để xác định và đánh giá một đề kiểm tra. Một đề kiểm tra phải tuân thủ đúng theo qui định của Ma trận đề tương ứng.

Một Ma trận đề kiểm tra

- Kiến thức các câu hỏi.

- Kỹ năng câu hỏi.

- Kiểu, dạng câu hỏi.

- Thang điểm các câu hỏi.

- ... và một vài tham số khác.

Một đặc điểm quan trọng của Ma trận đề là quan hệ chặt chẽ về yêu cầu của các câu hỏi yêu cầu có trong đề kiểm tra được kết hợp cứng với các thông tin quan trọng như Chủ đề kiển thức, Kỹ năng câu hỏi, kiểu dạng câu hỏi, thang điểm. Tính kết hợp cứng và chặt chẽ này sẽ đảm bảo chất lượng cao theo yêu cầu của các đề kiểm tra.

Sau đây là khuôn dạng của một Ma trận đề theo mẫu của Bộ GD và ĐT.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

(Mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Kiến thức

Chủ đề kiến thức 1

Chủ đề kiến thức 2

Kỹ năng

Biết

Hiểu

Biết

Hiểu

Vận dụng

Kiểu

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Câu hỏi

2

2

5

5

1

5

Điểm

0.5

1

0.3

0.4

1.0

0.3

Tổng hợp câu hỏi

4

16

Tổng hợp điểm

3

7

Tổng hợp chung

Câu hỏi: 20. Điểm: 10


3. Ma trận đề kiểm tra của Sơ đồ Test

Với mỗi Sơ đồ Test của mẫu đề kiểm tra trong phần mềm iQB, sẽ dễ dàng thiết lập một bảng thông tin có tính chất, chức năng tương tự như Ma trận đề đã nói ở trên. Bảng tính chất này cũng được gọi là Ma trận đề của Sơ đồ Test.

Thực chất Ma trận đề chính là một bảng tổng hợp 2 chiều các thông tin gốc của đề kiểm tra như số lượng câu hỏi phân bổ theo kiến thức, kỹ năng và kiểu câu hỏi.

Ma trận đề của Sơ đồ Test trong phần mềm iQB có khuôn dạng tổng quát hơn so với mẫu Ma trận đề theo Mẫu của Bộ GD & ĐT. Hình ảnh sau cho ta nhìn thấy khuôn dạng của một Ma trận đề trong phần mềm iQB.


Một số chú ý đối với Ma trận đề trong phần mềm iQB:

- Các thông số tổng hợp theo Kiến thứcKỹ năng là cứng không thay đổi trong ma trận đề.

- Các cột thông tin dạng câu hỏi Ngắn/Dài, Lý thuyết/Bài tập, Dễ / Trung bình / Khó có thể lựa chọn hiện hoặc không hiện trong Ma trận đề.

- Cột thông tin Kiểu, dạng câu hỏi sẽ có 3 lựa chọn hiển thị là:

+ Tự luận / Trắc nghiệm: chỉ có 2 cột là TL/TN. Các dạng câu hỏi TN, ĐK, CĐ được xếp chung vào cột TN.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết - Cặp đôi: Có 3 cột thể hiện: TL/TN/DK-CĐ, các dạng câu hỏi điền khuyết, cặp đôi được xếp chung vào cột DK-CĐ.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết / Cặp đôi: Có 4 cột riêng biệt được thể hiện.

- Có 2 dạng thể hiện của Ma trận đề.

4. Các kiểu thể hiện của Ma trận đề kiểm tra

Ma trận đề trong phần mềm iQB có 2 dạng thể hiện sau, 2 dạng này chỉ khác nhau cách thể hiện, nội dung là đồng nhất.

Cách thể hiện 1.

Tất cả các thuộc tính đều được thể hiện và tổng kết theo các cột.

Riêng cột Chủ đề kiến thức và Kỹ năng câu hỏi nằm bên trái cùng và cố định.

Các cột thông tin thuộc tính câu hỏi khác (ngắn/dài, tự luận/trắc nghiệm, lý thuyết/bài tập, dễ/trung bình/khó) có thể điều khiển việc thể hiện bằng các lựa chọn khác nhau.

Cách thể hiện 2.

Cột bên trái ngoài cùng là cột thông tin Kiến thức, có chức năng tương tự như cách thể hiện 1 và cố định.

Các thông tin tổng hợp còn lại sẽ được nhóm theo các mức thông tin và thể hiện theo mô hình nhóm mẹ - con như sau:

Kỹ năng --> Ngắn / Dài --> Trắc nghiệm/Tự luận --> Lý thuyết / bài tập --> Dễ/Trung bình/Khó.

Các thông tin từ mức Ngắn/dài trở xuống sẽ được điều khiển thể hiện tương tự như trên:

+ Tự luận / Trắc nghiệm: chỉ có 2 cột là TL/TN. Các dạng câu hỏi TN, ĐK, CĐ được xếp chung vào cột TN.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết - Cặp đôi: Có 3 cột thể hiện: TL/TN/DK-CĐ, các dạng câu hỏi điền khuyết, cặp đôi được xếp chung vào cột DK-CĐ.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết / Cặp đôi: Có 4 cột riêng biệt được thể hiện.


5. Chức năng nhập Sơ đồ Test theo Ma trận đề

Một trong những chức năng mạnh nhất của phần mềm iQB là cho phép người sử dụng nhập Sơ đồ Test thông qua Ma trận đề. Tính năng này sẽ đảm bảo việc nhập và khởi tạo Sơ đồ Test của mẫu đề kiểm tra trong iQB sẽ có chất lượng theo đúng CHUẨN của Bộ GD và Đào tạo.

Tính năng này hoàn toàn mới và được đưa vào từ phiên bản iQB 7.0.

Như vậy bắt đầu từ phiên bản iQB 7.0, các mẫu đề kiểm tra theo Sơ đồ Test sẽ được nhập, điều chỉnh bằng một công cụ mới: Ma trận đề.

Trong các cửa sổ nhập và thể hiện Ma trận đề ở trên cột (hàng đối với kiểu 2) Số lượng câu hỏi sẽ cho phép nhập dữ liệu trực tiếp.

Chú ý: chức năng Nhập nhanh Sơ đồ Test của các phiên bản iQB trước đây vẫn được giữ lại và vẫn là một công cụ nhập nhanh Sơ đồ Test rất hữu hiệu của phần mềm.

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường



URL của bài viết này::http://www.vnschool.net/modules.php?name=News&file=article&sid=6825

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn