Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.vnschool.net

Thao tác 13. Mô hình Ma trận đề của đề kiểm tra. Nhập Sơ đồ Test theo Ma trận đề. Phần 1: Ma trận đề là gì?
15/06/2013

Chức năng Nhập Sơ đồ Test theo Ma trận đề là một trong những chức năng quan trọng nhất (và cũng phức tạp nhất) của phần mềm iQB Cat 7.0. Chức năng này cho phép người sử dụng, các GV, thiết lập các Mẫu đề kiểm tra bằng cách nhập trực tiếp vào Ma trận đề của Sơ đồ Test.


Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem Ma trận đề là gì và vì sao chúng quan trọng như vậy đối với bài toán ra đề kiểm tra đánh giá của giáo viên.

Ma trận đề là một bảng thông tin 2 chiều, trong đó ghi ra các ràng buộc về kiến thức, kỹ năng câu hỏi và các tham số khác dùng để xác định và đánh giá một đề kiểm tra. Một đề kiểm tra, theo yêu cầu của các nhà quản lý giáo dục, phải tuân thủ đúng theo qui định của Ma trận đề tương ứng.

Một Ma trận đề kiểm tra sẽ có các thông tin ràng buộc liên quan đến các thuộc tính sau:

- Kiến thức các câu hỏi.

- Kỹ năng câu hỏi.

- Kiểu, dạng câu hỏi (ví dụ tự luận hay trắc nghiệm, dạng lý thuyết hay bài tập, ...).

- Thang điểm các câu hỏi.

Đặc điểm quan trọng nhất của Ma trận đề là quan hệ chặt chẽ về yêu cầu của các câu hỏi cần có trong đề kiểm tra. Các yêu cầu này được gắn cứng với các thông tin quan trọng như Chủ đề kiển thức, Kỹ năng câu hỏi, kiểu dạng câu hỏi, thang điểm. Tính kết hợp cứng và chặt chẽ này sẽ đảm bảo chất lượng cao đúng theo yêu cầu của đề kiểm tra. Chính vì tính chặt chẽ và đảm bảo chất lượng này của Ma trận đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường, các giáo viên khi thiết kế đề kiểm tra thì nên tuân thủ theo các mẫu Ma trận đề đã có.

Sau đây là khuôn dạng của một Ma trận đề theo mẫu của Bộ GD và ĐT.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

Như vậy Ma trận đề là bảng mô tả các yêu cầu quan hệ chặt chẽ giữa các thuộc tính của câu hỏi trong đề kiểm tra. Theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo, mô hình ra đề kiểm tra đánh giá học sinh phải tuân thủ theo các khuôn dạng định sẵn của Ma trận đề. Do đó Ma trận đề đóng vai trò rất quan trọng trong mô hình phần mềm iQB.

Với mỗi Sơ đồ Test của mẫu đề kiểm tra trong phần mềm iQB, sẽ dễ dàng thiết lập một bảng thông tin có tính chất, chức năng tương tự như Ma trận đề đã nói ở trên. Bảng tính chất này cũng được gọi là Ma trận đề của Sơ đồ Test.

Thực chất Ma trận đề chính là một bảng tổng hợp 2 chiều các thông tin gốc của đề kiểm tra như số lượng câu hỏi phân bổ theo kiến thức, kỹ năng và kiểu câu hỏi.


Ma trận đề của Sơ đồ Test trong phần mềm iQB có khuôn dạng tổng quát hơn so với mẫu Ma trận đề theo Mẫu của Bộ GD & ĐT. Hình ảnh sau cho ta nhìn thấy khuôn dạng của một Ma trận đề trong phần mềm iQB.

Một số chú ý đối với Ma trận đề trong phần mềm iQB:

- Các thông số tổng hợp theo Kiến thứcKỹ năng là cứng không thay đổi trong ma trận đề.

- Các cột thông tin dạng câu hỏi Ngắn/Dài, Lý thuyết/Bài tập, Dễ / Trung bình / Khó có thể lựa chọn hiện hoặc không hiện trong Ma trận đề.

- Cột thông tin Kiểu, dạng câu hỏi sẽ có 3 lựa chọn hiển thị là:

+ Tự luận / Trắc nghiệm: chỉ có 2 cột là TL/TN. Các dạng câu hỏi TN, ĐK, CĐ được xếp chung vào cột TN.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết - Cặp đôi: Có 3 cột thể hiện: TL/TN/DK-CĐ, các dạng câu hỏi điền khuyết, cặp đôi được xếp chung vào cột DK-CĐ.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết / Cặp đôi: Có 4 cột riêng biệt được thể hiện.

- Có 2 dạng thể hiện của Ma trận đề.

Các kiểu thể hiện của Ma trận đề kiểm tra

Ma trận đề trong phần mềm iQB có 2 dạng thể hiện sau, 2 dạng này chỉ khác nhau cách thể hiện, nhưng nội dung là đồng nhất.

Cách thể hiện 1.

Tất cả các thuộc tính đều được thể hiện và tổng kết theo các cột.

Riêng cột Chủ đề kiến thức và Kỹ năng câu hỏi nằm bên trái cùng và cố định.

Các cột thông tin thuộc tính câu hỏi khác (ngắn/dài, tự luận/trắc nghiệm, lý thuyết/bài tập, dễ/trung bình/khó) có thể điều khiển việc thể hiện bằng các lựa chọn khác nhau.


Cách thể hiện 2.

Cột bên trái ngoài cùng là cột thông tin Kiến thức, có chức năng tương tự như cách thể hiện 1 và cố định.

Các thông tin tổng hợp còn lại sẽ được nhóm theo các mức thông tin và thể hiện theo mô hình nhóm mẹ - con như sau:

Kỹ năng --> Ngắn / Dài --> Trắc nghiệm/Tự luận --> Lý thuyết / bài tập --> Dễ/Trung bình/Khó.

Các thông tin từ mức Ngắn/dài trở xuống sẽ được điều khiển thể hiện tương tự như trên:

+ Tự luận / Trắc nghiệm: chỉ có 2 cột là TL/TN. Các dạng câu hỏi TN, ĐK, CĐ được xếp chung vào cột TN.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết - Cặp đôi: Có 3 cột thể hiện: TL/TN/DK-CĐ, các dạng câu hỏi điền khuyết, cặp đôi được xếp chung vào cột DK-CĐ.

+ Tự luận / Trắc nghiệm / Điền khuyết / Cặp đôi: Có 4 cột riêng biệt được thể hiện.



Một trong những chức năng quan trọng nhất khi làm việc với Sơ đồ Test là chức năng tạo, nhập Sơ đồ Test theo Ma trận đề. Với tính năng này, phần mềm iQB 7.0 đã hỗ trợ hoàn toàn cho mô hình kiến tạo đề kiểm tra theo Ma trận đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi toàn bộ các Mẫu đề kiểm tra trong một Ngân hàng câu hỏi đều được kiến tạo trước theo đúng mẫu của các Ma trận đề thì Ngân hàng câu hỏi này sẽ trở thành một Ngân hàng Đề Thông Minh, theo đúng tên gọi gốc của bộ phần mềm này: iQB – intelligent Question Bank.


Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường



URL của bài viết này::http://www.vnschool.net/modules.php?name=News&file=article&sid=7122

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn