Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong http://www.vnschool.net

TKB 6.5 - Đánh giá các lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu
24/05/2007


Bùi Việt Hà, Habv@vnschool.net

Bắt đầu từ phiên bản 6.5, phần mềm TKB sẽ có chức năng hỗ trợ đánh giá các lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu thông qua việc đánh giá từng giáo viên tham gia trong lệnh tinh chỉnh này. Đây là chức năng rất đặc biệt của phần mềm TKB 6.5, là bước đi đầu tiên quan trọng định hướng đến các chức năng tự động tối ưu hóa dữ liệu thời khóa biểu trong tương lai.

1. Vì sao cần đánh giá
Công việc tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu là một trong những việc quan trọng nhất và hay dùng nhất của người xếp thời khóa biểu. Thông thường công việc tinh chỉnh, điều chỉnh, làm đẹp thời khóa biểu chiếm khoảng thời gian lớn nhất trong tổng thời gian xếp thời khóa biểu. Bản chất của các lệnh tinh chỉnh thời khóa biểu là muốn làm “đẹp hơn” cho một giáo viên nào đó trong nhà trường. Theo nguyên tắc bảo toàn sẽ phải có một số giáo viên khác bị “xấu đi”, do vậy người xếp TKB cần quan sát rất kỹ và thực hiện cẩn thận các thao tác tinh chỉnh này.
Trong các phiên bản trước đây của TKB, người dùng bắt buộc phải quan sát và dùng mắt để đánh giá các lệnh tinh chỉnh thời khóa biểu này, phần mềm chưa tham gia vào quá trình đánh giá.
Hình dưới đây mô tả màn hình thực hiện của lệnh CX (lệnh xếp 1 tiết có điều kiện) của TKB 6.0, một trong những lệnh tinh chỉnh dữ liệu rất hay dùng.

Hình dưới đây mô tả màn hình báo cáo của lệnh kéo thả (dịch chuyển một tiết) trên thời khóa biểu sử dụng thuật toán FPR hoặc DPR.

Như vậy, mặc dù đã có rất nhiều cải tiến, đặc biệt trong phiên bản TKB 6.0, trên màn hình đã đánh dấu các “dây giáo viên” bị thay đổi dữ liệu, qua đó hỗ trợ người xếp quan sát tốt hơn toàn cảnh của một lệnh tinh chỉnh thời khóa biểu, người dùng vẫn không
2. TKB 6.5 sẽ đánh giá những lệnh tinh chỉnh nào
Phiên bản TKB 6.5 đã đưa vào một tính năng mới: tự động đánh giá lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu. Tính năng này sẽ là một công cụ bổ sung rất hữu hiệu cho người xếp thời khóa biểu khi cần đánh giá các lệnh tinh chỉnh. Với mỗi thao tác cần sử dụng lệnh tinh chỉnh, phần mềm sẽ tự động đưa ra các đánh giá của mình về lệnh này là TỐT, TRUNG BÌNH hay XẤU. Như vậy người dùng ngoài khả năng quan sát bằng mắt thường còn có thể tra cứu các thông số đánh giá của phần mềm. Với tính năng mới này, người dùng sẽ có khả năng đánh giá tốt hơn các lệnh tinh chỉnh với sự trợ giúp của phần mềm.
Các lệnh tinh chỉnh dữ liệu sau đã được phần mềm TKB đánh giá:
- Lệnh kéo thả trên ô lưới của thời khóa biểu (lệnh Move To).
- Lệnh giải phóng một ô thời khóa biểu (lệnh Push Out)
- Lệnh xếp 1 tiết có điều kiện (lệnh CX).
Trong TKB 6.5 cả 3 lệnh trên đều có thể được thực hiện thông qua các thuật toán sau:
- Thuật toán CX
- Thuật toán FPR
- Thuật toán DPR.
Tất cả các lệnh trên và với mọi thuật toán được sử dụng đều đã được phần mềm đánh giá trong chức năng mới của phần mềm.
3. Các đối tượng cần đánh giá
Các đối tượng sau đã được phần mềm tự động đánh giá trong lệnh tinh chỉnh thời khóa biểu.
(1) Bản thân kết quả của lệnh tinh chỉnh dữ liệu: đánh giá tổng thể kết quả của lệnh. Kết quả đánh giá theo 3 mức: Tốt (màu Xanh), Trung bình (màu Vàng) và Xấu (màu Đỏ) .
(2) Mỗi giáo viên tham gia vào lệnh tinh chỉnh dữ liệu: đánh giá thông qua các thay đổi dữ liệu trên thời khóa biểu của giáo viên này trước và sau khi tinh chỉnh. Kết quả đánh giá theo 3 mức: Tốt (màu Xanh), Trung bình (màu Vàng) Xấu (màu Đỏ) .
(3) Đánh giá các tiêu chí thay đổi dữ liệu cụ thể của từng giáo viên. Với mỗi giáo viên sẽ có 12 tiêu chí để đánh giá (xem dưới đây). Các tiêu chí đánh giá này được chia thành 2 nhóm. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức: Tốt (màu Xanh), Trung bình (màu Vàng) Kém (màu Đỏ) .
Sơ đồ quan hệ của mô hình đánh giá trong TKB 6.5.

Như vậy việc đánh giá các lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu xuất phát từ các đánh giá các thay đổi dữ liệu trên thời khóa biểu giáo viên.
4. Các tiêu chí đánh giá cụ thể
1. Các tiêu chí dựa trên sự thay đổi dữ liệu của từng giáo viên

Với mỗi giáo viên có TKB bị thay đổi sẽ được đánh giá theo 12 tiêu chí sau đây, trong đó 6 tiêu chí thuộc loại “định tính” và 6 tiêu chí thuộc loại “thỏa mãn yêu cầu ràng buộc” của giáo viên.
QMA (Quantity Measure Assessment): 6 tiêu chí đánh giá định tính sự thay đổi thời khóa biểu. Đây là các tiêu chí dựa trên các thông số tính toán được và thường dùng để đánh giá tính “đẹp” hay “xấu” của một thời khóa biểu trên thực tế. Thông qua sự thay đổi của các giá trị này của mỗi giáo viên trước và sau khi tinh chỉnh, phần mềm sẽ đánh giá từng tiêu chí.
(1) ME (Max Empty): số tiết trống lớn nhất trong một buổi học.
(2) TE (Total Empty): tổng số tiết trống trong tuần.
(3) FHD (Free Half Day): số buổi nghỉ trong tuần.
(4) FFD (Free Full Day): số ngày nghỉ trong tuần.
(5) MP (Max Period): số tiết dạy lớn nhất trong một buổi học.
(6) LB (Lunch Break): có bị dạy qua trưa hay không (nếu dạy 2 ca).
CMA (Constraint Measure Assessment): 6 tiêu chí đánh giá sự thỏa mãn yêu cầu ràng buộc thời khóa biểu. Đây là các tiêu chí liên quan đến các tham số của ràng buộc giáo viên có bị phá vỡ hay không trước và sau khi thực hiện lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu.
(1) NH (Number of Break Hours): số lượng các ràng buộc tiết kiểu Bận – Nghỉ - Hạn chế không được thỏa mãn.
(2) D1: số lượng các buổi học bị phá vỡ ràng buộc tiết học kiểu hạn chế dạy từ ... đến....
(3) D2: số lượng các buổi học bị phá vỡ ràng buộc xin nghỉ dạy cả buổi học này.
(4) D3: số lượng các buổi học bị phá vỡ ràng buộc xin hạn chế dạy dạy tối đa số tiết.
(5) FHDB (Free Half Day Constraint Break): Ràng buộc về số lượng buổi học xin nghỉ dạy có bị phá vỡ hay không.
(6) FFDB (Free Full Day Constraint Break): Ràng buộc về số lượng ngày học xin nghỉ dạy có bị phá vỡ hay không.
Mỗi tiêu chí như vậy sẽ được phần mềm tự động phân tích và đánh giá theo 3 mức:
Tốt – màu xanh, Trung bình – màu vàng và Kém – màu đỏ.
Từ các tiêu chí riêng biệt phần mềm sẽ tổng hợp và đưa ra các đánh giá chung cho hai giá trị là QMA – thông tin định tính thay đổi thời khóa biểu và CMA – thông tin thỏa mãn ràng buộc thời khóa biểu. Các đánh giá này cũng theo 3 mức: Tốt, Trung bìnhKém.
2. Đánh giá giáo viên
Phần mềm sẽ căn cứ vào việc đánh giá các tiêu chí đã mô tả ở trên để gộp lại đánh giá các tiêu chí phức hợp QMA, CMA và qua đó đánh giá chung cho mỗi giáo viên theo 3 mức:
Tốt – màu xanh, Trung bình – màu vàng và Xấu – màu đỏ.
Bảng sau cho ta biết cách đánh giá giáo viên thông qua các tiêu chí tổng hợp QMA và CMA như sau:

3. Đánh giá tổng thể một lệnh tinh chỉnh
Căn cứ vào số lượng giáo viên tham gia vào lệnh tinh chỉnh dữ liệu và các đánh giá cho mỗi giáo viên, phần mềm sẽ đánh giá chung cho một lệnh tinh chỉnh dữ liệu cũng theo 3 mức:
Tốt – màu xanh, Trung bình – màu vàng và Xấu – màu đỏ.
Hình ảnh sau cho chúng ta thấy một bảng tổng kết đánh giá một lệnh tinh chỉnh cụ thể.

Việc đánh giá tổng thế một lệnh tinh chỉnh sẽ căn cứ trên 3 tham số sau:
- Số lượng các giáo viên tham gia vào qua trình tinh chỉnh và được đánh giá là TỐT: số lượng các giáo viên đạt màu xanh.
- Số lượng các giáo viên tham gia vào qua trình tinh chỉnh và được đánh giá là TB: số lượng các giáo viên đạt màu vàng.
- Số lượng các giáo viên tham gia vào qua trình tinh chỉnh và được đánh giá là XẤU: số lượng các giáo viên bị màu đỏ.
Mặc định cách đánh giá tổng quát một lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu được cho trong bảng sau:

5. Xem thông tin đánh giá các lệnh tinh chỉnh thời khóa biểu
Toàn bộ các lệnh tinh chỉnh thời khóa biểu (CX, Push Out, Move To) người xếp TKB đều có thể quan sát trực tiếp các đánh giá của phần mềm đối với từng giáo viên và đánh giá lệnh. Trong các màn hình Virtual Report có bổ sung thông tin đánh giá trực tiếp cho từng giáo viên, ví dụ như trong hình dưới đây.

Nút lệnh Báo cáo cho phép xem toàn bộ thông tin đánh giá một lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu. Nhấn nút Báo cáo sẽ làm xuất hiện cửa sổ thông tin Evaluation Report có dạng như sau:

- Trong báo cáo trên phần thông tin chính là một bảng các số liệu đánh giá các giáo viên tham gia vào lệnh tinh chỉnh dữ liệu. Thông tin mỗi giáo viên được ghi trên một dòng của bảng bao gồm:
+ Các số liệu cụ thể của các tiêu chí (12 tiêu chí). Mỗi tiêu chí sẽ hiện 2 thông số ghi lại trạng thái của tiêu chí này trước và sau khi thực hiện lệnh.
+ Các đánh giá (bằng màu sắc) giáo viên bao gồm QMA – đánh giá định lượng, CMA – đánh giá sự thỏa mãn ràng buộc và GM – đánh giá chung.
+ Khi di chuyển chuột lên các tiêu đề cột của bảng sẽ hiện các thông tin giải thích cụ thể tên gọi và ý nghĩa của cột này.
- Phía trên của bảng là thông tin đánh giá tổng thể lệnh tinh chỉnh hiện thời bao gồm các số liệu sau:
+ Số giáo viên đạt Tốt
+ Số giáo viên đạt Trung bình
+ Số giáo viên đạt Xấu
+ Đánh giá chung lệnh tinh chỉnh dữ liệu.
Tính năng tự động đánh giá các lệnh tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu là một phát triển mang tính đột phá lớn của phần mềm TKB phiên bản 6.5. Tính năng này hy vọng sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho các giáo viên làm nhiệm vụ xếp thời khóa biểu. Giờ đây, phần mềm TKB sẽ không đơn giản chỉ là một cái máy không hồn nữa, nó đã bắt đầu biết “suy nghĩ” và trợ giúp đắc lực cho con người trong khi xếp, chia thời khóa biểu.


URL của bài viết này::http://www.vnschool.net/modules.php?name=News&file=article&sid=898

© Cong ty Cong Nghe Tin hoc Nha truong contact: sales@schoolnet.vn