Hotline: 0989 429 288 - 024 62511017

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School Viewer
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Download - Archive- Update (27 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (11 bài viết)
  • Phần mềm Quản lý đào tạo nhà trường (71 bài viết)
  • Sản phẩm mới (7 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (14 bài viết)
  • Hoạt động của công ty (5 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (1 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (1 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (139 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89487052 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Các yêu cầu chính khi tìm hiểu và tập huấn phần mềm STV

    Ngày gửi bài: 22/02/2006
    Số lượt đọc: 12028

    Bài 1: Giới thiệu ý nghĩa và chức năng chính của phần mềm STV
    - Mục đích chính của phần mềm STV.
    - Giới thiệu tóm tắt các chức năng chính quản lý giáo viên của phần mềm STV.
    + Quản lý quá trình và trạng thái công việc của giáo viên trong năm học hiện thời.
    + Quản lý thời khóa biểu toàn trường.
    + Quản lý quá trình giảng dạy theo thời khóa biểu của giáo viên.
    + Truy vấn, thống kê thông tin giảng dạy chi tiết của từng giáo viên hoặc nhóm giáo viên.
    + Thống kê tải dạy thực tế của giáo viên trong nhà trường.
    + Quản lý kế hoạch làm việc của Ban giám hiệu theo tuần.
    + Quản lý chất lượng và kết quả giảng dạy của giáo viên trong trường thông qua kết quả học tập của học sinh.
    + Tổ chức các đợt khảo sát lấy ý kiến học sinh để góp phần đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.
    - Phần mềm STV được cài đặt như thế nào?
    - Quan hệ giữa phần mềm STV và SVR.

    Bài 2: Mô hình dữ liệu phần mềm STV
    - Mô hình dữ liệu năm học của STV.
    - Lệnh khởi tạo CSDL của STV lần đầu tiên sử dụng phần mềm.
    - Các thao tác chính với CSDL của phần mềm.
    - Quan hệ giữa CSDL của STV và dữ liệu Thời khóa biểu nhà trường trong năm học.
    - Chú ý các thông tin sau của nhà trường phần mềm STV sẽ cần tham chiếu trực tiếp từ dữ liệu của phần mềm SVR:
    + Thông tin chung nhà trường
    + Danh sách Lớp học
    + Danh sách Môn học
    + Danh sách và thông tin giáo viên
    + Phân công môn lớp
    + Phân công giảng dạy giáo viên
    + Kết quả học tập của học sinh trong năm học.
    - Chú ý các thông tin sau sẽ được quản lý, theo rõi và nhập trực tiếp trong STV:
    + Thời khóa biểu
    + Kế hoạch làm việc của Ban giám hiệu.
    + Thông tin giảng dạy chi tiết của giáo viên theo từng tiết học.
    + Khảo sát ý kiến học sinh.

    Bài 3: Cập nhập dữ liệu hệ thống và tham chiếu của STV
    - Cập nhật thông tin chung nhà trường.
    - Cập nhật các thông tin hệ thống chính: Danh sách Lớp học, Danh sách Giáo viên, Danh sách Môn học.
    - Nhập các thông tin hệ thống của năm học: phân công Môn Lớp học, bảng PCGD chuyên môn, Giáo viên chủ nhiệm.
    - Nhập các thông tin khác: tổ, nhóm giáo viên, khối lớp.
    - Nhập thông tin tham chiếu của phần mềm.

    Bài 4: Mô hình Quản lý Thời khóa biểu trong STV
    - Mô hình Thời khóa biểu Tuần và chức năng quản lý thời khóa biểu theo từng tuần của phần mềm.
    - Mô hình quan hệ dữ liệu giữa thời khóa biểu tuần của nhà trường và dữ liệu thời khóa biểu được lưu trữ trong phần mềm (rất quan trọng, phải hiểu mô hình này mới hiểu được cách mà STV quản lý thời khóa biểu trong bài 5: quản lý và theo rõi thời khóa biểu).
    - Lệnh chuyển nhập thời khóa biểu từ tệp *.TKB vào phần mềm STV.
    - Mô hình thời gian hệ thống và quản lý thời khóa biểu.
    - Lệnh đặt thông số thời gian hệ thống.
    - Xem thời khóa biểu tuần trong STV.

    Bài 5: Quản lý và theo rõi thời khóa biểu trong STV
    - Giới thiệu màn hình quản lý và theo rõi thời khóa biểu. Giới thiệu các thah công cụ chính và thực đơn riêng của màn hình này. Đây là màn hình chức năng phức tạp nhất và quan trọng nhất của phần mềm STV.
    - Các chức năng điều khiển thời gian: chuyển đến tuần, chuyển đến ngày cụ thể trong học kỳ. Xem thời khóa biểu lớp hoặc giáo viên. Chuyển đổi lớp và giáo viên.
    - Phân biệt 3 kiểu ô dữ liệu trên TKB: dữ liệu cố định (đã chắc chắn xảy ra) , dữ liệu chưa cố định (dự kiến sẽ xảy ra) và các ô rỗng.
    - Các thao tác thay đổi dữ liệu và thuộc tính dữ liệu trên ô thời khóa biểu lớp và giáo viên (cập nhật ô, chuyển đổi kiểu dữ liệu trên ô, cập nhật toàn bộ, ...)
    - Mô tả thao tác nhập trực tiếp thông tin thời khóa biểu trên màn hình (xóa tiết, nhập mới, thay đổi giáo viên, thay đổi môn học, đặt Họp cho các tổ, nhóm giáo viên,....)
    - Các lệnh tiện ích dữ liệu trên thời khóa biểu (xóa toàn bộ 1 ô, xóa 1 buổi học, xóa đến cuối tuần hoặc đầu tuần, sửa lỗi logic dữ liệu).
    - Nhập thông tin làm việc theo từng tuần của Ban Giám hiệu nhà trường.
    - Nhập thông tin giảng dạy chi tiết của giáo viên trên ô thời khóa biểu. Chức năng này chính là theo rõi và quản lý giảng dạy giáo viên (giáo viên nghỉ, dạy thay, giảng thử, giảng mẫu, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, ....)
    - Nhập thông tin đánh giá tiết dạy của giáo viên (thông qua dự giờ hoặc tham quan tiết học).
    - In thông tin kế hoạch làm việc tuần của Ban giám hiệu.

    Bài 6: Tính toán thông tin quản lý giảng dạy giáo viên và thời khóa biểu
    - Lệnh thống kê chi tiết tình hình giảng dạy của giáo viên và các tổ, nhóm chuyên môn theo thời khóa biểu thực tế.
    - Lệnh thống kê tình hình giảng dạy của nhà trường theo thời gian.

    Bài 7: Đánh giá kết quả học tập của các lớp học và chất lượng giảng dạy giáo viên
    - Giới thiệu chức năng đánh giá kết quả học tập của học sinh và giảng dạy giáo viên.
    - Các thông số hệ thống liên quan đến việc tính toán và đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh và giáo viên.
    - Lệnh cập nhật thông tin học tập từ SVR.
    - Các báo cáo kết quả học tập của lớp học theo thời gian năm học.
    - Các báo cáo chất lượng giảng dạy giáo viên trong năm học hiện thời.
    - Các báo cáo, thống kê thông tin liên quan đến giảng dạy của giáo viên và các tổ chuyên môn trong năm học.

    Bài 8: Khảo sát ý kiến học sinh
    - Khái niệm, ý nghĩa và mục đích tiến hành các đợt khảo sát ý kiến học sinh của nhà trường trong quá trình học tập.
    - Các thông số chính của một đợt khảo sát ý kiến học sinh.
    - Nhập thông tin tham chiếu về các tiêu chuẩn khảo sát dùng cho các đợt khảo sát học sinh.
    - Lệnh khởi tạo, điều chỉnh thông tin khảo sát ý kiến học sinh.
    - Lệnh in mẫu khảo sát học sinh.
    - Lệnh nhập ý kiến học sinh thông qua phiếu khảo sát lấy ý kiến.
    - Báo cáo, thống kê kết quả của các đợt khảo sát ý kiến học sinh.

    Bài 9: Các bước khởi tạo dữ liệu cho năm học tiếp theo
    - Qui trình và ý nghĩa của việc khởi tạo dữ liệu cho năm học tiếp theo.
    - Lệnh nhập danh sách kết chuyển lớp học cho năm học tiếp theo.
    - Lệnh khởi tạo dữ liệu cho năm học tiếp theo.

    Bài 10: Quản trị người dùng trong phần mềm STV
    - Mô hình 2 mức người dùng trong STV.
    - Lệnh quản trị người dùng.
    - Vai trò của người dùng Admin.
    - Lệnh thay đổi mật khẩu người dùng hiện thời.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.