Các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu đã được đưa vào phần mềm TKB từ xưa đến nay bao gồm:
- Thuật toán CX (thuật toán xếp có điều kiện).
- Thuật toán DPR (thuật toán vị trí động).
- Thuật toán FPR (thuật toán vị trí cố định).
- Thuật toán DPR-1e (thuật toán dãy vị trí động).
Trên đây là những thuật toán tinh chỉnh dữ liệu chưa có tối ưu.
Bắt đầu từ phiên bản TKB 6.5, chúng tôi đã đưa dần vào phần mềm các tính năng đánh giá, tối ưu dữ liệu TKB. Trong đó đặc biệt quan trọng là các thuật toán tinh chỉnh tối ưu khi xếp thời khóa biểu. Hai thuật toán tinh chỉnh tối ưu quan trọng đã được đưa vào phần mềm TKB là:
- Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpCX/OpDPR.
- Thuật toán tinh chỉnh tối ưu OpDPR/FPR.
Bài viết này mô tả ngắn gọn về thuật toán tối ưu thứ 2, thuật toán OpDPR/FPR.
Giao diện báo cáo của thuật toán OpDPR/FPR có 1 số điểm khác biệt so với các báo cáo của các thuật toán tinh chỉnh dữ liệu khác và thể hiện trong hình dưới đây.
Điểm khác biệt lớn nhất của giao diện báo cáo của OpDPR/FPR là khu vực giữa của cửa sổ này, nơi thể hiện chi tiết các thay đổi dữ liệu phát sinh sau khi thực hiện lệnh.
Chúng ta sẽ nhìn thấy một Sơ đồ chuyển dịch dữ liệu được mô phỏng bởi 1 đồ thị như hình dưới đây. Sơ đồ này sẽ bao gồm một dãy các đoạn thẳng nối kết nhau, mỗi đoạn thẳng tương ứng với một chuyển dịch dữ liệu chính của thuật toán. Chuyển dịch màu đỏ chỉ ra rằng đây là các chuyển dịch đơn, tương ứng với thuật toán OpDPR, còn chuyển dịch màu xanh đậm là các chuyển dịch phức hợp, tương ứng với thuật toán FPR.
Thông tin chi tiết của các chuyển dịch lớp và giáo viên được ghi ở phía dưới Sơ đồ. Các dòng chữ bình thường tương ứng với các chuyển dịch đơn theo OpDPR, các dòng chữ đậm tưong ứng với các chuyển dịch phức hợp theo OpFPR.
Một điểm khác biệt nữa của giao diện báo cáo này là người dùng có thể xem được thêm thông tin của các phòng học bộ môn tương ứng. Nháy chuột vào thanh đứng bên phải vị trí ghi các thay đổi dữ liệu lớp, giáo viên sẽ mở ra khung cửa sổ bên phải hiện các thời khóa biểu phòng tương ứng.
Cửa sổ báo cáo mở rộng đầy đủ của thuật toán, hiện đủ các thời khóa biểu lớp, giáo viên, phòng tham gia vào thuật toán.
Trong khung thời khóa biểu phòng bên phải, phía trên là thời khóa biểu phòng trước khi thực hiện lệnh, bên dưới là thời khóa biểu phòng sau khi thực hiện lệnh.
Hy vọng rằng thuật toán OpDPR/FPR sẽ có tính hiệu quả cao và được dùng nhiều trên thực tế.
School@net
|