I. Các căn cứ để xếp loại học lực học sinh
Mỗi học sinh trong nhà trường phổ thông được xếp loại học lực 3 lần trong năm học:
- Cuối học kỳ I
- Cuối học kỳ II
- Đánh giá cả năm học.
Việc xếp loại học lực này hoàn toàn căn cứ vào các điểm Trung bình môn học trong học kỳ và cả năm học của học sinh này. Các giá trị điểm đóng vai trò đầu vào của việc tính xét phân loại học lực bao gồm:
- Các điểm trung bình môn học đã học (TBMHK và TBMCN).
- Điểm trung bình các môn trong học kỳ và cả năm (TBCM).
Trong các bài viết trước đây trên Website này chúng tôi đã trình bày các bước và các chú ý khi tính toán điểm TBM và TBCM trong School Viewer.
II. Tiêu chuẩn và cách xếp loại học lực hiện đang được áp dụng trong nhà trường Việt Nam
Hiện tại các nhà trường phổ thông THCS và THPT của Việt Nam đang được áp dụng nhiều mô hình tính toán và xếp loại học lực khác nhau.
Stt |
Mô hình trường áp dụng |
Mô tả |
1 |
Toàn khối THCS và khối 10 THPT phân ban mới |
Thực hiện tiêu chuẩn và cách xếp loại học lực theo quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. |
2 |
Các khối 11, 12 các trường THPT phân ban thí điểm và THPT kỹ thuật thí điểm |
Thực hiện theo quyết định hướng dẫn số 7714/GDTrH ngày 7/10/2003 qui định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực học sinh THPT phân ban thí điểm và THPT kỹ thuật thí điểm. |
3 |
Các khối 11, 12 các trường THPT không phân ban |
Thực hiện cách phân loại học lực theo kiểu cũ đã có từ trước (theo thông tư số 29/TT ngày 6/1/1990). |
Tất cả các mô hình xếp loại học lực trên đây đều có nhiều điểm giống nhau và có thể tổng kết lại theo một số nét chính sau:
H1. Có 5 mức xét phân loại học lực bao gồm: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.
H2. Xét phân loại học lực độc lập với hạnh kiểm học sinh.
H3. Việc xét phân loại học lực cụ thể của học sinh dựa vào các điểm TB từng môn học và điểm TBCM của học sinh theo từng học kỳ và cả năm học.
H4. Có 2 tham số chính tham gia vào quá trình xét phân loại học lực:
(a) Giá trị TBCM và TB các môn chuyên/nâng cao của từng học sinh.
(b) TB môn của tất cả các môn học còn lại của từng học sinh.
H5. Qui định về xét điều chỉnh nâng phân loại học lực khi các điều kiện (a) và (b) trong điều khoản trên đã nêu trên có sự chênh lệnh lớn quá 1 bậc học lực.
Sự khác nhau giữa các cách xét phân loại học lực hầu như chỉ nằm trong các tiêu chí điểm cụ thể của mục H4 và các qui định riêng trong mục H5.
Ví dụ trong quyết định 40/2006 mới đây thì các điều khoản từ 1 đến 5 của điều 13 qui định cụ thể cách xét phân loại học lực theo mục H3 đã nêu trên. Điều khoản 6 điều 13 qui định việc xét điều chỉnh theo mục H5 đã nêu ở trên.
Ví dụ với cấp học THCS, các qui định của quyết định 40 qui định các tiêu chuẩn xét PLHL như sau:
Mức xét PLHL |
Giá trị min của TBCM |
Giá trị min của TB môn chuyên |
Giá trị min của tất cả các điểm TB môn học |
Các điều kiện điều chỉnh nếu có chênh lệch giữa các qui định (a), (b). |
Giỏi |
8.0 |
8.0 |
6.5 |
Nếu khoảng
cách xét PLHL giữa các tiêu chí (a), (b) cách nhau 2 bậc thì chỉ xét
giảm đi 1 bậc tính từ mức của (a), nếu cách nhau từ 3 bậc trở lên thì
chỉ xét giảm 2 bậc. |
Khá |
6.5 |
6.5 |
5.0 |
Trung bình |
5 |
5 |
3.5 |
Yếu |
3.5 |
3.5 |
2 |
Kém |
Các trường
hợp còn lại |
III. Tiêu chuẩn phân loại học lực trong School Viewer
3.1. Tiêu chuẩn phân loại học lực là gì?
Trong phần mềm School Viewer việc tính toán và xét phân loại học lực tự động được tính toán thông qua khái niệm Tiêu chuẩn Phân loại học lực (TCPLHL).
Như vậy mỗi TCPLHL là một tập hợp các tham số chính là các thông số cụ thể tương ứng với các khoản mục của các điều khoản H4, H5 đã trình bày ở trên. Mỗi lớp học trong nhà trường sẽ phải được gán duy nhất với một TCPLHL này. Khi xét PLHL cho một học sinh cụ thể, phần mềm sẽ căn cứ vào thông tin có trong TCPLHL tương ứng để xét PLHL cho học sinh này.
3.2. Quan hệ giữa TCPLHL và Hệ đào tạo trong School Viewer
Trong School Viewer, mỗi TCPLHL sẽ phải liên quan (hoặc nằm trong) một Hệ đào tạo nào đó. Với mỗi hệ đào tạo có thể tạo ra nhiều TCPLHL khác nhau. Như vậy phần mềm có khả năng tạo ra nhiều kiểu, cách PLHL khác nhau đáp ứng rất nhiều mô hình đa dạng của các nhà trường Việt Nam. Do tính kế thừa và phát triển của phần mềm School Viewer hiện tại trong phần mềm đã có sẵn các Hệ đào tạo sau:
Danh sách các hệ đào tạo có trong School Viewer 5.0:
Stt |
Hệ đào
tạo có phần mềm |
Ý
nghĩa |
1 |
Mô
hình cũ trước cải cách |
Chế độ này áp dụng cho các khối lớp 11, 12 các trường THPT không
phân ban cũ. |
2 |
Chương
trình THCS |
Đây là chế độ dành cho tất cả các khối lớp của trường THCS, đã áp
dụng theo quyết định 40 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành tháng
10/2006. |
3 |
Trung
học Phổ thông phân ban A |
Đây là chế độ dành cho các khối lớp 11, 12 phân ban A của các trường
THPT thí điểm phân ban. Chế độ này đã có từ phiên bản SVR 4.0. |
4 |
Trung
học Phổ thông phân ban C |
Đây là chế độ dành cho các khối lớp 11, 12 phân ban C của các trường
THPT thí điểm phân ban. Chế độ này đã có từ phiên bản SVR 4.0. |
5 |
Trung
học Phổ thông kỹ thuật |
Đây là chế độ dành cho các khối lớp 11, 12 trường THPT-KT thí điểm
từ năm 2005. |
6 |
Chương
trình THPT |
Đây là chế độ mới dành cho toàn bộ khối 10 của tất cả các trường
THPT trên toàn quốc. Chú ý rằng chế độ này không phân biệt phân ban,
tất cả các phân ban Cơ bản, A, C hay Kỹ thuật đều dùng chung chế độ
tính điểm này. Hệ này sẽ áp dụng theo qui định 40/2006 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. |
Tương ứng với mỗi hệ đào tạo trên, phần mềm School Viewer đã thiết lập sẵn một TCPLHL tương ứng. Các TCPLHL này đã được thiết kế và xây dựng mặc định thỏa mãn các qui định hiện hành dành cho việc xét PLHL của các nhà trường Việt Nam. Tuy nhiên các nhà trường đều có thể thay đổi, tạo mới thêm các TCPLHL khác đáp ứng nhu cầu quản lý của trường mình. Danh sách các TCPLHL có sẵn của phần mềm School Viewer được cho trong bảng sau:
Danh sách các TCPLHL có trong School Viewer 5.0:
Stt |
TCPLHL
có trong School Viewer |
Hệ đào
tạo tương ứng |
1 |
TCVN |
Mô
hình cũ trước cải cách |
2 |
NEW1 |
Chương
trình THCS |
3 |
THPT-A |
Trung
học Phổ thông phân ban A |
4 |
THPT-C |
Trung
học Phổ thông phân ban C |
5 |
THPTKT |
Trung
học Phổ thông kỹ thuật |
6 |
THPT |
Chương
trình THPT |
3.3. Nhập và điều chỉnh TCPLHL
Lệnh nhập và điều chỉnh thông tin của TCPLHL trong School Viewer được thực hiện bởi lệnh:
Nhập dữ liệu ---> Dữ liệu tham chiếu ---> Tiêu chuẩn phân loại học lực.

Màn hình nhập thông tin chi tiết của một TCPLHL có dạng sau:

Như vậy trong School Viewer các điều kiện xét PLHL được mô tả trong một TCPLHL bao gồm các thông số sau đây:
TC |
Điều kiện, tiêu chí xét |
Mức độ
tham gia đánh giá PLHL |
Mô tả
ý nghĩa |
TC1 |
Có xét
cùng hạnh kiểm hay không. |
điều
kiện tiên quyết, không ưu tiên. Nằm trong nhóm A. |
Nếu TCPLHL được xét cùng hạnh kiểm thì hạnh
kiểm HS được đưa vào như một tiêu chí để xét PLHL. Mặc định giá trị
này là Off, tức là không xét hạnh kiểm khi xét PLHL. Các nhà trường
chú ý không chọn kích hoạt nút Hạnh kiểm trong màn hình Danh
sách TCPLHL.
Điều
kiện này được đưa vào phần mềm để
|
TC2 |
Giá
trị tối thiểu cần đạt được của TBCM |
Điều
kiện tiên quyết, không ưu tiên. Nằm trong nhóm A. |
Đây chính là điều khoản đầu tiên và quan trọng nhất để xét PLHL. Đó
chính là khoản (a) trong điều H4 đã mô tả ở trên. Mỗi mức PLHL sẽ
được gán một giá trị min của TBCM. Mặc định các giá trị được gán cho
các mức Giỏi, Khá, TB và Yếu là 8, 6.5, 5 và 3.5. |
TC3 |
Giá
trị tối thiểu cần đạt được của TB các môn chuyên. |
Đây
cũng là điều kiện tiên quyết. Nằm trong nhóm A. |
Điều kiện này cũng nằm trong khoản (a) của
mục H4. Các ví dụ của các môn chuyên gặp trên thực tế:
- Các lớp chuyên thì đó là các môn chuyên
thực sự.
- Đối với các lớp THCS thì điều kiện thường
là: tối thiểu một trong 2 môn Toán, Ngữ văn phải đạt ...
- Đối
với khối THPT phân ban mới thì đây sẽ là các môn học nâng cao, môn
chuyên ban theo yêu cầu của lớp học. |
TC4 |
Các
thông tin đi kèm liên quan đến các môn chuyên cụ thể tương ứng của
tiêu chí TC3. |
Tiêu chí này tham gia như một tham số phụ
trợ cho TC3 bao gồm 3 tham số:
1- Các môn chuyên được định nghĩa.
2- Lựa chọn: tất cả các môn chuyên phải
thỏa mãn hay chỉ một số trong chúng phải thỏa mãn.
3- Nếu không phải tất cả thì cần tối thiểu
bao nhiêu môn chuyên cần thỏa mãn tiêu chí TC3. |
Các thông tin này được bổ sung để đáp ứng
đa dạng yêu cầu về các môn chuyên trong các nhà trường Việt Nam.
|
TC5 |
Giá
trị tối thiểu cần đạt được của TB môn của tất cả các môn học của học
sinh này |
Đây
không là điều kiện bắt buộc. Nằm trong nhóm B. |
Đây chính là điều khoản (b) của điều H4 đã trình bày ở trên. Mỗi mức
PLHL sẽ được gán một giá trị min tương ứng. Mặc định các giá trị
được gán cho các mức Giỏi, Khá, TB và Yếu là 6.5, 5, 3.5 và 2. Mức
Kém không được gán giá trị nào. |
TC6 |
Thông
tin đi kèm với TC5: danh sách các môn học cần được loại ra
không tính vào điều kiện TC5. |
Tiêu
chí này tham gia như một thông tin bổ sung cho TC5. Các môn học cần
loại ra không tính đến trong khi xét TC5. |
Tiêu chí này được bổ sung trong thiết kế của School Viewer đáp ứng
rất nhiều mô hình thực tế của các nhà trường Việt Nam dùng để xử lý
các trường hợp đặc biệt. Điển hình của việc này là xử lý các trường
hợp được xét miễn giảm học tập hoặc ưu tiên của một số loại học
sinh. |
TC7 |
Tiêu
chí xử lý các trường hợp "ưu tiên khi hạ bậc" hay "điều chỉnh nâng
bậc". |
Không
được thể hiện bởi các tham số lựa chọn. |
Đây là điều khoản H5 đã mô tả ở trên. Với
các quyết định khác nhau tương ứng với 3 mô hình khác nhau (theo
quyết định 40/2006, 7714/2003 và 29/TT/1991 thì cách tiến hành thực
hiện việc ưu tiên hạ bậc có khác nhau, ví dụ:
- Với mô hình THPT không phân ban cũ (lớp
11, 12) áp dụng theo 29/TT/1991 thì nguyên tắc ưu tiên hạn bậc là
"hạ 1 bậc", nghĩa là nếu điều kiện TC5 làm cho học sinh thấp hơn 2
bậc trở lên thì ưu tiên chỉ hạn HS này xuống 1 bậc của TC2. Mô hình
này trong School Viewer áp dụng cho hệ đào tạo THPT cũ.
- Với mô hình các trường THPT phân ban thì
điểm (lớp 11, 12) áp dụng theo 7714/2003 thì áp dụng theo nguyên
tắc: "nếu cách 2 bậc thì hạ 1 bậc, nếu cách từ 3 bậc trở lên thì hạ
2 bậc". Mô hình này trong School Viewer áp dụng cho 3 hệ đào tạo:
THPT-A, THPT-C và THPTKT.
- Với
mô hình THCS và THPT phân ban mới (lớp 10) áp dụng theo quyết định
40/2006 thì theo nguyên tắc: "nếu cách 2 bậc thì hạ 1 bậc, nếu cách
3 bậc trở lên thì hạ 2 bậc. Mô hình này trong School Viewer áp dụng
cho hệ đào tạo THCS và THPT. |
3.4. Gán TCPLHL cho các lớp học
Công việc gán TCPLHL cho các lớp học được thực hiện trong cửa sổ Tính chất lớp học nằm trong lệnh:
Nhập dữ liệu ---> Dữ liệu thuộc tính ---> Tính chất Lớp học.

IV. Các vấn đề chưa rõ ràng và các trường hợp cần xử lý đặc biệt
Sau đây là một số vấn đề chưa thật rõ ràng ghi trong các qui chế và cách xử lý của School Viewer:
- Nếu một học sinh (hoặc cả một lớp học) được ưu tiên miễn học hoặc miễn xét một môn học trong quá trình xét PLHL thì ta chỉ việc gán thông tin môn học này vào vị trí các môn bị loại trừ trong khung thông tin bên trái "Thông tin nhóm môn học", không môn nào có TB dưới .... ngoại trừ các môn. Các môn có trong danh sách này sẽ bị loại trừ ra khỏi tiêu chuẩn này khi xét. Chú ý là các môn học này phải gán hệ số 0 khi tính TBCM.
- Trong qui chế thường chỉ viết điều kiện để xét hạ bậc ưu tiên là có một môn bị làm hạ bậc thì xét ưu tiên, còn không nói gì đến trường hợp nếu có nhiều môn cùng bị thấp làm hạ bậc thì có được ưu tiên hay không? Cách xử lý của School Viewer là: học sinh luôn được ưu tiên hạn bậc mặc dù có thể có nhiều môn bị thấp làm hạ bậc.
- Trong các qui chế không nói rõ là môn có điểm TB thấp làm hạ bậc có thể trùng với môn chuyên được hay không? Cách xử lý của School Viewer là: môn học có TB thấp làm hạ bậc chỉ được xét ưu tiên nếu môn này không là các môn chuyên. Hay nói cách khác điều kiện liên quan đến môn chuyên trong TCPLHL (TC4) là điều kiện tiên quyết để xét TCPLHL.
School@net
|