Tìm kiếm | |
School Viewer |
|
| Xem bài viết theo các chủ đề hiện có | |
| Đăng nhập/Đăng ký | |
| Thành viên có mặt | Khách: 11
Thành viên: 0
Tổng cộng: 11
|
|
|
| Số người truy cập | | Hiện đã có
91664441 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi. |
|
| |
|
School Viewer 5.0 - Các chức năng chính
Phiên bản mới Phần mềm Quản lý Học tập Nhà trường School Viewer 5.0 có các chức năng chính sau đây:
- Phần mềm có chức năng chính là quản lý toàn bộ quá trình HỌC TẬP của học sinh trong nhà trường phổ thông, sau khi nhập điểm chi tiết các môn học và hạnh kiểm, toàn bộ việc tính điểm trung bình, phân loại học lực, xét danh hiệu thi đua của học sinh được tiến hành hoàn toàn tự động. | Xem tiếp |
School Primary Viewer 5.0 Mô hình quản lý học tập trường TIỂU HỌC
Mục đích và định hướng phần mềm
Phần mềm Quản lý Học tập Nhà trường Tiểu học (School Primary Viewer - SPVR 5.0) được thiết kế với các mục đích và định hướng sau:
1. Quản lý toàn bộ quá trình học tập của mỗi học sinh cấp Tiểu học từ khi nhập trường cho đến khi ra trường. Công việc quản lý bao gồm theo rõi học tập, lên lớp, vắng mặt, điểm số, hạnh kiểm, học lực môn học và đánh giá danh hiệu thi đua.
| Xem tiếp |
Mô hình mã hóa HỌC SINH trong bài toán quản lý Nhà trường Phổ thông
1. Mục đích
Việc mã hóa Học sinh và Giáo viên trong School Viewer phải thỏa mãn được các mục đích sau đây:
M1 - Tối ưu hóa việc sử dụng chữ và số đề mã hóa
M2 - Không quá phức tạp để có thể nhanh chóng mã hóa và giải mã
M3 - Tính duy nhất: mỗi học sinh và giáo viên phải có một mã (khóa) duy nhất không phụ thuộc vào trường và địa phương mà mình đang học tập, làm việc. Hay nói cách khác mã phải có tác dụng trên qui mô toàn quốc.
M4 - Mỗi mã học sinh không dài quá 12 ký tự (chữ+số) và mỗi mã giáo viên không dài quá 10 ký tự (chữ+số). | Xem tiếp |
MÔ HÌNH QUẢN LÝ HỌC & DẠY PHẦN I
PHẦN I: VÌ SAO PHẢI QUẢN LÝ HỌC & DẠY VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA MÔ HÌNH
Trong bài viết này tôi không có tham vọng trình bày một cách tổng quát về bài toán quản lý nhà trường nói chung và trường phổ thông nói riêng. Tại Việt Nam, có lẽ còn quá sớm để có thể có được một mô hình tổng thể như vậy. Bài viết sẽ chỉ đề cập đến một bài toán quản lý cụ thể và tương đối rõ ràng nhất trong trường phổ thông, đó là việc quản lý "điểm" học sinh, hay nói một cách chính xác hơn là bài toán quản lý việc HỌC của học sinh và DẠY của giáo viên trong nhà trường. Theo chúng tôi được biết đã có khá nhiều các phần mềm được viết theo hướng này và đang áp dụng trong nhiều trường phổ thông khác nhau trên cả nước. Vậy thì bài viết này nhằm mục đích gì? Tôi không có ý định so sánh hay thực hiện bất cứ một tổng kết nào về các phần mềm đang được dùng trong nhà trường. Bài viết này trước hết nhằm vào đối tượng các hiệu trưởng, các thành viên ban giám hiệu, các giáo viên đang trực tiếp quản lý công việc học tập hàng ngày của học sinh trong nhà trường. Tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ về việc cần phải hiểu và mô hình hóa bài toán quản lý Học tập của học sinh như thế nào để có thể "tin học" hóa nó một cách hợp lý, tối ưu và thực tế nhất trong điều kiện cụ thể Việt Nam. | Xem tiếp |
MÔ HÌNH QUẢN LÝ HỌC & DẠY PHẦN II
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG ĐIỂM TRONG MÔ HÌNH QUẢN LÝ HỌC & DẠY
Khái niệm điểm "trực tuyến" hay điểm "sống"?
Khi nhắc đến bài toán quản lý Điểm của Học sinh, chắc tất cả chúng ta đều có một suy nghĩ nhanh rằng công việc "quản lý" này thật là đơn giản: chỉ là việc nhập một số điểm bằng giá trị số, sau đó thực hiện một số tính toán (bằng các phép +, * và :), sau đó in ra kết quả. Suy nghĩ này hoàn toàn hợp lý và không sai. Tuy nhiên, với hầu hết các mô hình phần mềm hiện có, các giá trị điểm của học sinh chỉ được lưu trữ cùng với 3 thuộc tính quan trọng khác là Môn học, Loại điểm (hệ số điểm) và Tên học sinh. Chúng tôi gọi mô hình điểm như vậy là các điểm "tĩnh". | Xem tiếp |
MÔ HÌNH QUẢN LÝ HỌC & DẠY PHẦN III
PHẦN III: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH
MÃ HOÁ THÔNG TIN - HỌC BẠ HỌC SINH
Các phương pháp tính điểm Trung bình?
Một trong những công việc bắt buộc phải thực hiện của phần mềm sau khi đã nhập xong điểm của học sinh là tính toán các loại điểm trung bình, phân loại học lực học sinh (tự động) và in kết quả (nộp ban giám hiệu và cấp trên). Các tính toán này tương đối đơn giản, tuy nhiên điều khó khăn là ở chỗ có thể hay không thiết kế một mô hình tính toán tổng quát có thể áp dụng nhiều trường trên các địa phương khác nhau. Trong phần này tôi muốn cùng chia sẻ với các bạn một số suy nghĩ về việc thiết kế mô hình tính toán tổng quát có thể áp dụng cho nhiều cách tính toán thực tế khác nhau. Vấn đề được nêu ra trong mục này là rất quan trọng và cần thiết vì, mặc dù qui định chung về cách tính điểm là rõ ràng nhưng trên thực tế có rất nhiều ngoại lệ và nếu chương trình của chúng ta không đủ "tổng quát" thì sẽ rất khó khăn khi áp dụng trên nhiều trường khác nhau. | Xem tiếp |
MÔ HÌNH QUẢN LÝ HỌC & DẠY PHẦN IV
PHẦN IV: MÔ HÌNH HỆ THỐNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
BẢO MẬT & AN TOÀN DỮ LIỆU
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM TẠI VIỆT NAM
Mô hình hệ thống của chương trình
Tới đây chắc có bạn sẽ đặt câu hỏi rằng vì sao mà tôi phải trình bày dài dòng mãi về các ý tưởng, định hướng, khái niệm về một mô hình quản lý Học & Dạy "mới", nhưng vẫn chưa đưa ra một mô hình hệ thống cụ thể nào.
Trước hết để có hay thiết kế được một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh, các ý tưởng, khái niệm, định hướng ban đầu là rất quan trọng. Từ những tư tưởng và ý tưởng tốt chúng ta sẽ có những mô hình tốt. Chính vì vậy mà trong bài viết này tôi chỉ trình bày phần chính là các ý tưởng, tư tưởng chủ đạo mà không đi sâu vào chi tiết của các mô hình dữ liệu cụ thể. Mặt khác nếu như có một mô hình cụ thể nào đó thì mục đích của bài viết này cũng không phải là mô tả chúng ở đây. Trong mục này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích các vấn đề chung nhất của mô hình quản lý Học tập trong nhà trường. Mô hình tổng thể của chúng được biểu diễn dưới đây | Xem tiếp |
GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO EMIS
Công ty Công nghệ Tin học nhà trường xin trân trọng giới thiệu giải pháp EMIS Quản lý Đào tạo trong nhà trường phổ thông. Đây là giải pháp mang tính đột phá và lần đầu tiên, việc quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường được đặt vấn đề một cách toàn diện. Mục đích chính là đưa ra mô hình quản lý hiệu quả công tác Giảng dạy của giáo viên và Học tập của học sinh trong nhà trường. Đây cũng chính là công tác quản lý cơ bản và quan trọng nhất đối với hoạt động đào tạo của mỗi nhà trường. | Xem tiếp |
GIẢI PHÁP CHO BÀI TOÁN QUẢN LÝ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
MÔ HÌNH BÀI TOÁN QUẢN LÝ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
Trong nhà trường hoạt động Giảng dạy của giáo viên và Học tập của học sinh là hai hoạt động cơ bản, quan trọng nhất. Đối với mô hình bài toán quản lý Giảng dạy của giáo viên trong nhà trường chúng ta cần phải quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc giảng dạy của giáo viên, cụ thể là chúng ta cần quản lý Thời khoá biểu giáo viên, quản lý quá trình dạy thay, chấm thi, công tác chủ nhiệm của giáo viên và đặc biệt là quản lý tiến độ giảng dạy của giáo viên dựa vào phân phối chương trình chuẩn của từng môn học, khối học.
Ngoài ra, những phần thông tin khác về giáo viên chúng ta cũng cần phải quản lý như thông tin lý lịch, hồ sơ, quá trình công tác, khen thưởng kỷ luật, các hoạt động (đoàn, đảng) của giáo viên. Những thông tin liên quan đến lý lịch, hồ sơ, quá trình công tác của giáo viên hầu như có rất ít sự thay đổi, chúng chỉ cần nhập một lần và sau đó lấy dữ liệu ra theo những tiêu chí nào đó.
Ở đây, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề quản lý Giảng dạy của giáo viên trong nhà trường, những thông tin liên tục thay đổi theo thời gian (như thời khoá biểu giáo viên, tiến độ giảng dạy của giáo viên v.v..), do đó chúng cần phải được cập nhật, quản lý, theo dõi và giám sát một cách thường xuyên, liên tục.
Hiện nay, trong nhà trường chưa có một phần mềm nào đề cập đến việc quản lý Giảng dạy của giáo viên, điểm khó của phần mềm quản lý Giảng dạy của giáo viên là gì? Theo chúng tôi phần mềm phải đưa ra một giải pháp, thiết kế cho việc cập nhật Thời khoá biểu, chương trình giảng dạy một cách đơn giản và thuận tiện nhất. Đây cũng chính là những dữ liệu cốt lõi và quan trọng nhất cho phép chúng ta quản lý quá trình giảng dạy của giáo viên.
Phần mềm quản lý Giảng dạy của giáo viên rất thiết thực và cần thiết đối với mỗi nhà trường, giúp các nhà trường nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động Giảng dạy của giáo viên. | Xem tiếp |
GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TIN HỌC TRUYỀN THÔNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường School@net là một trong số rất ít công ty chuyên về giải pháp phần mềm phục vụ giáo dục, đặc biệt là nhà trường phổ thông. Với trên 10 năm lăn lộn với ngành giáo dục, công ty đã cho ra đời hàng chục phần mềm đóng gói phục vụ các nhu cầu khác nhau từ quản lý đền hỗ trợ học tập, giải trí của học sinh và giáo viên trong nhà trường phổ thông. Phần mềm của công ty School@net đã và đang được sử dụng tại hầu hết các nhà trường từ cấp Tiểu học đến Phổ thông Trung học và trải dài trên khắp 61 tỉnh thành cả nước. Chúng tôi đã và đang nhìn thấy những biến đổi lớn lao trong cuộc tìm kiếm và ứng dụng Tin học trong nhà trường. Chúng tôi cũng đã nhìn thấy những trăn trở, khó khăn thực sự của các nhà trường khi ứng dụng phần mềm Tin học trong công việc của mình. | Xem tiếp |
|
|
|
|