Có 55 bài học trong chuyên mục Bài học trực tuyến được phân loại theo chủ đề Vật lý - thiên văn
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao tàu đệm không khí có thể chạy trên mặt nước? (Ngày gửi bài: 20/09/2012 - Thảo luận: 0 - Số lượt đọc: 4001) Tàu thuỷ là một loại phương tiện giao thông rất có ích nhưng có nhiều người không vừa ý vì nó quá chậm. Đó là vì khi chạy trong nước thân tàu phải chịu sức cản của nước rất lớn. Có nhiều người nghĩ như thế này: nếu như tìm được cách nâng tàu lên khỏi mặt nước thì có phải là giảm được sức cản rất nhiều không? Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao nói chung tàu thuyền đều cập bến ngược dòng nước? (Ngày gửi bài: 10/09/2012 - Thảo luận: 1 - Số lượt đọc: 4285) Xe đạp có phanh, ôtô và xe lửa cũng có phanh, thế nhưng bạn có biết tàu thuyền có phanh không? Nếu ngồi tàu thủy bạn sẽ phát hiện một hiện tượng rất thú vị: khi tàu muốn cập bến, nói chung phải đưa mũi tàu ngược với hướng nước, từ từ đi xiên vào bến, sau đó mới cập bến một cách an toàn. Nước sông chảy càng xiết, hiện tượng này càng rõ rệt. Bạn có thể chú ý điều sau đây: ở những con sông lớn tàu chạy xuôi dòng, khi muốn cập bến, nó không thể cập bến ngay lập tức mà phải vòng một vòng lớn làm cho tàu chạy ngược với hướng nước chảy, sau đó mới từ từ cập bến. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao trong dòng chảy của sông có nơi xuất hiện xoáy nước? (Ngày gửi bài: 08/09/2012 - Thảo luận: 3 - Số lượt đọc: 4315) Bạn đã đến chơi bên cầu chưa? Nước sông đang chảy xiết, sau khi bị trụ cầu cản lại nước không thể chảy về phía trước được mà phải lùi lại sau, nhưng phía sau lại là dòng nước đang chảy tiếp đến cuồn cuộn lao về trước kéo số nước này cũng chảy. Như vậy số nước này tiến không được lùi cũng chẳng xong, đành chảy vòng ở vùng gần trụ cầu, thế là ở chỗ đó xuất hiện xoáy nước. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao hai chiếc tàu lớn chạy song song với tốc độ nhanh về cùng một phía lại có thể đâm nhau? (Ngày gửi bài: 04/09/2012 - Thảo luận: 1 - Số lượt đọc: 4759) Mùa thu năm 1912, một chiếc tàu viễn dương lớn nhất thế giới thời đó, chiếc "Ôlempic" đã xảy ra sự cố. Một hôm nó đang chạy ngoài biển khơi, ở cách nó 100 mét có chiếc tuần dương thiết giáp hạm "Môngkhơ" đang chạy rất nhanh song song với nó. Thế là một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra: chiếc tàu nhỏ hình như bị chiếc tàu lớn hút vào không còn phục tùng tay lái nữa cuối cùng đâm mạnh vào chiếc "Ôlempic". Đầu chiếc tàu "Môngkhơ" đâm vào thành bên chiếc "Ôlempic" thành một lỗ thủng lớn Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao các thanh ray đường sắt phải làm hình chữ I? (Ngày gửi bài: 22/08/2012 - Thảo luận: 3 - Số lượt đọc: 4600) Ai cũng biết phần dễ rách nhất của tất là đế, thường thì khi đế tất đã rách nát mà phần trên của nó vẫn còn tốt. Các đồ dệt bằng nilông xuất hiện và sau đó được sử dụng rộng rãi; tất nilông tuy bền hơn tất sợi rất nhiều nhưng vì toàn bộ nguyên liệu đều là nilông nên giá hơi đắt. Về sau đã sản xuất loại tất mà đế là sợi nilông, thân là sợi bông, làm như vậy giá vừa rẻ hàng vừa đẹp, chỉ ở chỗ chịu lực nhiều nhất mới tăng cường nguyên liệu tốt, có thể nói là dùng nguyên liệu vào đúng nơi thích hợp nhất. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao trên lốp xe cao su phải có những hoa văn lồi lõm không bằng phẳng? (Ngày gửi bài: 08/08/2012 - Thảo luận: 0 - Số lượt đọc: 4588) Những loại xe hiện đại như ô tô tải to, ô tô du lịch, ô tô chở khách, xe điện bánh lốp, xe đạp và máy kéo bánh lốp v.v ... đều có lốp bằng cao su. Nếu để ý một chút bạn sẽ thấy trên các lốp xe đó đều có những hoa văn lồi lõm không bằng phẳng khác nhau. Làm như vậy là để cho đẹp mắt à? Rõ ràng là không phải. Làm như vậy là để tăng thêm lực ma sát giữa lốp xe và mặt đất tránh cho xe không bị trượt (patinê) trên đường. Ví dụ chúng ta đi một đôi giầy thể thao đã mài nhẵn đế, trên đường đã đóng băng thì rất dễ bị ngã. Đó là vì lực ma sát giữa đế giầy và mặt đất quá nhỏ, rất khó cất bước. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao vành của bánh đà phải làm thật dày? (Ngày gửi bài: 02/08/2012 - Thảo luận: 0 - Số lượt đọc: 4513) Bánh đà là một thiết bị cơ khí quay được sử dụng để lưu trữ năng lượng quay. Bánh đà có mô-men quán tính lớn, và do đó chống lại sự thay đổi tốc độ quay. Lượng năng lượng được lưu trữ trong một bánh đà tỉ lệ với bình phương tốc độ quay của nó. Năng lượng được chuyển giao cho một bánh đà bằng cách áp dụng mô-men xoắn đối với nó, do đó gây ra tốc độ quay của nó, và do đó năng lượng lưu trữ của nó, gia tăng. Ngược lại, bánh đà giải phóng năng lượng được lưu trữ bằng cách áp mô-men xoắn đến tải cơ khí, kết quả làm tốc độ quay giảm. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao đường sắt chạy qua cầu, ở phía trong đường ray phải lắp thêm hai đường ray nữa? (Ngày gửi bài: 20/07/2012 - Thảo luận: 0 - Số lượt đọc: 4345) Không biết bạn có nghiệm thấy như thế này không: một người ngồi trên xe đạp đi rất nhanh đột nhiên ngã xuống thì bị đau hơn nhiều so với khi đang đi bộ đột nhiên bị ngã. Đó là vì tích của khối lượng của thân người với tốc độ xe đạp - mà trong vật lý gọi là động lượng, lớn hơn mấy lần tích của khối lượng thân người với tốc độ đi bộ. Hãy tưởng tượng xem, xe lửa nặng như vậy, tốc độ nhanh như thế, nếu vạn nhất trật bánh thì lực phá hoại sẽ lớn biết bao! Đâm vào cây, cây đổ, đâm vào nhà, nhà tan, ngay khi đâm vào cầu làm bằng thép thì dù cho các cấu kiện của cầu vừa to vừa lớn cũng khó mà toàn vẹn. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao ôtô dễ phanh còn xe lửa thì không dễ phanh? (Ngày gửi bài: 16/07/2012 - Thảo luận: 1 - Số lượt đọc: 4583) Chúng ta biết vật chuyển động càng nhanh thì lực cần dùng để dừng nó lại càng lớn, bởi vì độ lớn của động lượng của một vật bằng tích của khối lượng vật với tốc độ chuyển động của nó. Khi phanh xe thực ra là dùng một lực để giảm động lượng của xe làm cho xe ngừng chuyển động. Ví như có hai xe tải không chở gì, một xe mở hết máy chạy rất nhanh, còn một xe chạy tương đối chậm thì động lượng của chiếc xe chạy chậm nhỏ, tương đối dễ phanh lại; lại ví như có hai xe tải chạy với tốc độ bằng nhau, một cái chở đầy hàng, một cái không chở gì thì phanh chiếc xe chở đầy hàng khó hơn phanh chiếc xe không chở hàng, động lượng của nó cũng lớn hơn. Xem tiếp |
Vì sao đi xe đạp trên đường lầy rất tốn sức? (Ngày gửi bài: 10/07/2012 - Thảo luận: 0 - Số lượt đọc: 4432) Khi xe đạp đi qua một đoạn đường bùn ướt thì hình như hai bánh xe đạp không phải là tròn nữa, đi xe đạp rất tốn sức. Có phải là săm thủng không? Không phải. Có phải các viên bi trong ổ trục bị hỏng không? Cũng không phải. Thế thì do duyên cớ gì? Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Vì sao phải đắp đê trên hẹp dưới rộng? (Ngày gửi bài: 07/07/2012 - Thảo luận: 3 - Số lượt đọc: 4227) Nhưng con sóng mạnh cuồn cuộn ngày đêm không ngừng đập vào con đêm, nhưng đê vẫn đứng vững. Đúng vậy, sóng luôn dùng sức muốn đẩy vỡ con đê để nó tự do tràn đi khắp nơi. áp lực ngang của nước sông tỷ lệ thuận với độ sâu của nước sông, như thế cũng có nghĩa là phần dưới của đê chịu áp lực của nước sông lớn hơn nhiều so với phần trên; do trọng lực của đê hướng xuống dưới theo phương thẳng đứng lên nó và lực đẩy ngang của sóng sinh ra một hợp lực theo hướng xiên. Nếu hợp lực vượt ra ngoài đáy đê, con đê có thể nghiêng đổ; đắp đê dưới rộng trên hẹp chính là để thích ứng với sự thay đổi của áp lực nước sông, tiết kiệm được vật liệu đồng thời làm cho hợp lực không thể vượt ra khỏi đáy đê, làm cho đê đứng vững chắc. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Có thể phóng đại được thời gian chăng? (Ngày gửi bài: 04/07/2012 - Thảo luận: 0 - Số lượt đọc: 3820) Trong cuộc chạy đua cự ly ngắn 100 mét thường xảy ra sự việc sau: hai vận động viên hầu như cùng đến đích một lúc, đồng hồ đo giây cùng chỉ một thời gian như nhau, ngay những trọng tài đứng ở đích có nhiều kinh nghiệm cũng không thể đoán định ngay được ai là người về nhất bởi vì người về trước chỉ hơn có một cái vai, đến đích trước chỉ có mấy phần trăm giây. Xem tiếp |
Mười vạn câu hỏi Vì sao - Vật Lý: Khi 1 kgl thép đang rơi tự do nó sẽ nặng bao nhiêu? (Ngày gửi bài: 28/06/2012 - Thảo luận: 0 - Số lượt đọc: 4472) Một kilogam thép để yên thì nặng 1 kgl. Nếu cho nó rơi tự do từ trên lầu cao xuống thì trọng lượng trước khi chạm đất của nó là bao nhiêu? Có người nói: Vẫn là một miếng thép như trước nên rõ ràng vẫn nặng 1kg. Thế nhưng có một người khác nói: bất kể là vật thể nào trên đoạn đường rơi tự do trọng lượng của nó phải bằng không. Vì vậy một miếng thép nặng 1 kgl khi nó đang rơi tự do trọng lượng của nó sẽ bằng không. Xem tiếp |
Có 55 bài học trong chuyên mục Bài học trực tuyến được phân loại theo chủ đề Vật lý - thiên văn
|