Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89608098 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giảng dạy bằng giáo án điện tử: Hiệu quả lớn

    Ngày gửi bài: 06/08/2007
    Số lượt đọc: 4761

    Theo đánh giá của các nhà sư phạm, giảng dạy bằng giáo án điện tử trong nhà trường mang lại hiệu quả rất lớn. Mỗi tiết dạy bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh.

    Đẩy lùi tình trạng “thầy đọc trò chép”


    Nếu ai quan tâm đến ngành giáo dục nước nhà hẳn rất phấn khởi với những chủ trương đổi mới của Bộ GD&ĐT trong những năm trở lại đây. Từ việc cải cách sách giáo khoa đến những quy định về việc mua sắm thiết bị dạy học cho từng khối lớp, cấp bậc… đều nhằm mục đích hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hội nhập với nền giáo dục quốc tế.
    Công tác cải cách giáo dục ở nước ta đã phần nào chứng tỏ đó là bước đi đúng đắn và hiệu quả. Một trong những bước tiến đáng kể trong công tác cải cách giáo dục là chủ trương đẩy lùi lối truyền đạt thụ động “thầy đọc trò chép”.
    Giảng dạy bằng giáo án điện tử hay nói cách khác là việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử… trong giảng dạy mang lại hiệu quả rất lớn. Giáo viên sẽ giảng bài bằng giáo án điện tử được soạn thảo bằng phần mềm power point.
    Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các học sinh. Giáo án điện tử không những giúp tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy.
    Chỉ cần một cú kích chuột
    Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử, những chuyện đó chỉ cần một cú kích chuột.
    Sự giải phóng đôi tay cho cả giáo viên và học sinh cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học.


    Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân (phải) tham quan các mẫu đồ dùng dạy học dùng cho năm học (Ảnh: N.Q)
    Thậm chí, về phương diện sức khỏe, giảng dạy bằng phương pháp mới còn giúp thầy cô tránh được bệnh viêm họng do bụi phấn và hiện tượng cận thị, teo cơ tay… ở học sinh cũng giảm đáng kể.
    Bao giờ giáo án điện tử tới các trường phổ thông?
    Rõ ràng, hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới bằng giáo án điện tử là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, ở nước ta những năm vừa qua hầu như chỉ các trường đại học mới đủ kinh phí trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu.
    Còn đối với với các trường tiểu học, THCS, THPT hầu như không có, hoặc chỉ có ở các trường chuyên, trường điểm tại các thành phố lớn. Vì thế, từ năm học 2006- 2007, Bộ GD&ĐT ra quyết định yêu cầu các Sở GD&ĐT mua sắm thêm các thiết bị như máy tính, máy chiếu, tivi, đầu DVD… thí điểm ở khối lớp 5 và lớp 10.
    Tại hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 của Bộ GD&ĐT diễn ra ngày 31/7/2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đây là chủ trương nhằm tạo bước đột phá trong cuộc vận động chấm dứt gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục và lối truyền đạt thụ động “thầy đọc trò chép”.
    Sau khi ban hành quyết định trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành hàng loạt các công văn liên quan như: công văn hướng dẫn giá, công văn hướng dẫn tổ chức mua sắm, công văn quy định yêu cầu chất lượng thiết bị giáo dục… gửi tới các Sở GD&ĐT và Hiệp hội Thiết bị Giáo dục.
    Tuy nhiên, hầu hết các Sở GD&ĐT trên cả nước đều không hoàn thành đúng tiến độ mua sắm theo quy định của Bộ. Cụ thể là Bộ quy định chậm nhất đến hết ngày 30/8 các Sở GD&ĐT phải hoàn thành việc cung ứng 100% thiết bị, nhưng thực tế đến khi kết thúc năm học nhiều tỉnh mới hoàn thành kế hoạch trên.
    Ba năm qua, Trường THCS Vĩnh Niệm, Hải Phòng chỉ có 2 máy chiếu hắt, trong đó, một chiếc còn chạy tốt, còn một chiếc hoạt động không ổn định. Theo các giáo viên trong trường, nếu các giáo viên muốn giảng dạy bằng máy chiếu phải đăng ký trước hàng tuần với nhà trường để lên lịch.
    Một giáo viên nhận xét: “Giảng dạy bằng giáo án điện tử giúp học sinh có tư duy tốt, tập trung hơn và tiếp thu tốt hơn, dù giáo viên vất vả hơn trong việc soạn bài với phim slide”.
    Tuy nhiên, hạn chế của cách đào tạo mới này nằm ở chính sự cũ kỹ và thiếu thốn thiết bị. Chỉ khi có đại biểu đến dự giờ, ngày hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, hay tiết thực hành… các thầy cô mới được sử dụng đến máy chiếu.
    Năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng phải ghi nhận sự chậm trễ trong việc cung ứng trang thiết bị dạy học tiên tiến cho khối lớp 5 và 10. Học sinh các khối này ở nhiều trường phải học chay theo phương pháp cũ mặc dù ngân sách đã về đến Sở.
    Năm nay, để “chữa cháy”, sau khi kết thúc năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT đã ra công văn hướng dẫn chỉ đạo đốc thúc việc trang bị tiếp các thiết bị dạy học tương tự cho các khối 6 và khối 11 năm học 2007-2008 với yêu cầu phải thực hiện nhanh chóng trước ngày khai giảng năm học mới. Như vậy, các học sinh khối 5 và khối 10 lên lớp 6 và 11 vẫn tiếp tục được tiếp cận với phương pháp đào tạo mới.
    Không chỉ dừng lại ở việc chậm cung ứng, nhiều tỉnh mặc dù đã mất rất nhiều thời gian thẩm định, lựa chọn nhà thầu nhưng vẫn không tránh khỏi việc thiết bị kém chất lượng, không phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn. Thậm chí có những trường hợp máy tính vừa được lắp đặt hơn một tuần đã phải đắp chiếu bỏ đấy.
    Có thể nói, những tồn đọng trong việc mua sắm thiết bị nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bằng phương pháp mới năm học 2006-2007 là bài học lớn cho các Sở GD&ĐT về công tác tổ chức mua sắm thiết bị giáo dục.
    Hy vọng rằng, bước vào năm học 2007- 2008, các Sở GD&ĐT sẽ đảm bảo cung ứng 100% thiết bị giảng dạy đạt tiêu chuẩn chất lượng và kịp tiến độ, giúp cho giáo viên và học sinh được nhanh chóng tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới, đẩy lùi được lối truyền đạt “thầy đọc trò chép”.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Các Sở GD&ĐT nên lưu ý: Những thiết bị hỗ trợ cho bài giảng điện tử như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử… khá mới mẻ đối với các trường học tại địa phương.
    Do đó, để đảm bảo chỉ tiêu chất lượng, khi tổ chức đấu thầu, các Sở GD&ĐT nên lựa chọn những nhà cung ứng có uy tín để tránh được những rủi ro không đáng có.
    Về việc chọn máy tính: Trong vòng hai năm gần đây kể cả hàng lắp ráp trong nước, cấu hình máy tính đời mới đều đủ khả năng hỗ trợ học sinh, sinh viên trong việc học tập. Do đó, khi sắm máy tính, các trường nên để ý đến chất lượng dịch vụ bảo hành, bảo trì của nhà cung cấp.
    Với máy chiếu: Tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là cường độ sáng của máy vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ học.
    Ngoài ra, do máy chiếu là thiết bị nhập nguyên chiếc nên cũng cần để ý đến xuất xứ và thời gian bảo hành. Những thương hiệu máy chiếu hắt của Đức và Nhật như Liessegang, Kindermann, SunBeam…với cường độ sáng từ 3500- 4500 Ansi Lumens trở lên và 4 năm bảo hành đều là những tên tuổi đáng tin cậy.
    Máy chiếu đa năng cho phép có nhiều lựa chọn hơn từ các hãng nổi tiếng như Optoma, Hitachi, Sanyo, Sony, Panasonic… với các model có cường độ sáng từ 2000- 2500 Ansi Lumens có thể coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng tối ưu.
    Các model hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các trường học là Optoma EP 771, EP 719H và Hitachi CP X268A, CP X1… bởi các thiết bị được các hãng trang bị những tính năng đặc thù phù hợp với môi trường trình chiếu giảng dạy.
    Nguồn: http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Giao-duc/News-page?contentId=33727

    HT (Theo home.netnam.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.