Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89603771 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa một số Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam. Phần 8.

    Ngày gửi bài: 30/01/2012
    Số lượt đọc: 7268

    Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn 2012, chúng tôi xin trích đoạn từ cuốn sách "Tiếng Việt lí thú" của tác giả Trịnh Mạnh, NXBGD phát hành. Các bài viết giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất phù hợp cho các bạn học sinh đang học trên ghế nhà trường từ Tiểu học đến THCS, THPT. Những bài viết này còn thú vị chi cả giáo viên đang dạy môn Tiếng Việt hoặc Ngữ văn các cấp tương ứng. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Phần 8 bao gồm các thành ngữ tục ngữ với vần N.

    Nằm gai nếm mật

    Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.

    Năm thì mười họa

    Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ : thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.

    Ví dụ :

    - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)

    - Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).

    (Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).

    Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có :

    Năm thì mười học hay chăng chớ

    Một tháng đôi lần có cũng không.

    (Hồ Xuân Hương)

    Ngựa quen đường cũ

    Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này ? Chuyện Xưa kể rằng : Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa Xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu :

    - Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.

    Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa : người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.

    Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.

    Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng

    Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.

    Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm :

    Con ơi nghe lấy lời cha

    Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.

    Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.

    Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò

    Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố : xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.

    Nhũn như chi chi

    Thành ngữ này thường được dùng để chỉ thái độ nhún nhường sợ sệt hoặc bị lép vế trước kẻ khác. Chi chi là trrn một loài cá nhỏ, thân rất mềm. Con chi chi bị vớt lên khỏi mặt nước thì chỉ một giờ sau đã nhũn, thân bị bấy ra. Chi chi dùng làm mắm rất tốt vì mau ngấu. Nhũn từ nghĩa đen (nát bấy ra) đã được dùng với nghĩa nhũn nhặn để chỉ thái độ con người.

    Nổi cơn tam bành

    Nghĩa của thành ngữ này là nổi giận lên mà làm điều ác :

    Mụ nghe nàng mới hay tình

    Bây giờ mới nổi tam bành mụ lên.

    (Truyện Kiều)

    Theo thuyết của Đạo gia, trong con người có ba vị ác thần là Bành Kiều, Bành Cứ, Bành Chất. Ba vị này thường xui ta làm điều ác.

    Nghèo rớt mùng tơi

    Khi ta nấu canh mùng tơi, trong lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh bị trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.

    Thành ngữ này cũng còn một cách giải thích khác. Mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất). Áo tơi thường làm bằng lá cọ hoặc lá đót. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi vẫn không có tiền mua áo khác, chứng tỏ nghèo lắm.

    Nói nhăng nói cuội

    Nói nhăng nói cuội là nói vu vơ, hão huyền cũng như thành ngữ nói hươu nói vượn.

    Nhăng là từ cổ có nghĩa là băng nhăng qua quýt…

    Cuội là một nhân vật trong truyện kể dân gian, nổi tiếng nói dối (nói dối như cuội).

    Cũng có người cho rằng thành ngữ này là “nói giăng nói cuội” (Giăng là mặt trăng, chỉ ý xa vời, không thực tế). Dù hiểu cách nào thì nghĩa cũng giống nhau.

    Nồi da nấu thịt

    Những người đi săn thú muốn làm thịt ăn ngay ở giữa rừng nhưng không có nồi. Họ thường lột da con thú căng ra làm nồi để nấu thịt con thú ấy. Câu này nói ý cùng ruột rà máu mủ mà làm hại lấn nhau, giống câu vỏ đậu nấu đậu

    Nợ như chúa chổm

    Chúa Chổm chính tên là Lê Ninh. Thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, là hoàng tử nhưng ông rất khéo. Tuy vậy, các quán ăn ở kinh đô, nếu được ông mở hàng thì rất đắt khách. Vì vậy, nhiều quán mời ông ăn chịu và ghi nợ. Khi được lên làm vua, (tức vua Lê Trang Tông) các chủ quán đến đòi nợ. Vua ra lệnh mở kho để trả nợ nhưng trả nhiều lần chưa hết vì có kẻ đòi nợ khống. (Theo truyền thuyết, khi vua đi dạo, hễ đi vào phố Cấm Chỉ thì không ai được theo đòi nợ nữa) (phố Cấm Chỉ ở đầu phố Hàng Bông, gần Cửa Nam ngày nay).

    Nuôi o­ng tay áo

    Trong thực tế, không ai nuôi o­ng ở tay áo cả vì o­ng dễ đốt vào người. o­ng ở đấy được dùng để chỉ kẻ xấu.

    Câu này mang ý nghĩa : nuôi dưỡng giúp đỡ kẻ xấu thì kẻ xấu có khi lại phản bội lại mình, làm hại mình.

    Tuy vậy cũng không nên hiểu một chiều. Thực tế, kẻ xấu cũng cần sự giúp đỡ, giáo dục để trở thành người tốt. Xã hội ta đã cải tạo được nhiều người xấu trở thành người hữu ích.

    Câu này chỉ dùng khi người nuôi dưỡng, giúp đỡ đã bị phản bội.

    Nước đục bụi trong

    Thành ngữ này nói lên cảnh trái ngược, những việc làm bất đắc dĩ, trái với ý muôn : nước trong ma flaij đục, bụi đục mà lại trong.

    Ví dụ:

    Lỡ làng nước đục bụi trong

    Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

    (Truyện Kiều)

    Tục ngữ ta có câu “Chết trong còn hơn sống đục”để khuyên ta sống trong sạch, thà chết còn hơn làm điều phi nghĩa, bất lương.

    School@net (Theo Trích từ sách Tiếng Việt lí thú, tác giả: Trịnh Mạnh, NXB Giáo dục)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.