Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 14
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 14
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89598515 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa một số Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam. Phần 10.

    Ngày gửi bài: 02/02/2012
    Số lượt đọc: 22111

    Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn 2012, chúng tôi xin trích đoạn từ cuốn sách "Tiếng Việt lí thú" của tác giả Trịnh Mạnh, NXBGD phát hành. Các bài viết giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất phù hợp cho các bạn học sinh đang học trên ghế nhà trường từ Tiểu học đến THCS, THPT. Những bài viết này còn thú vị chi cả giáo viên đang dạy môn Tiếng Việt hoặc Ngữ văn các cấp tương ứng.

    Trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Phần 10 bao gồm các thành ngữ tục ngữ với vần T.

    Tái ông mất ngựa

    Nghĩa của thành ngữ này là : việc tưởng may hóa rủi, việc tưởng rủi hóa may, họa phúc khôn lường.

    Ngựa Tái ông họa phúc biết về đâu.

    (Thơ Huỳnh Thúc Kháng)

    Sách Hoài Nam Tử ở Trung Quốc có chép một truyện như sau :

    Có một ông già ở vùng biên ải (Tái ông. Tái là nơi biên ải) mất một con ngựa cái. Hàng xóm đến chia buồn với ông. Ông nói: “Biết đâu việc đó chẳng là một điều may”. Ít lâu sau, con ngựa cái trở về, rủ theo một con ngựa đực rất đẹp. Mọi người đến mừng. Ông nói : “Biết đâu việc đó chẳng là một tai họa”. Quả nhiên, ít lâu sau, con trai ông cưỡi con ngựa mới, bị ngã què chân. Mọi người lại đến an ủi ông. Ông nói: “Biết đâu chẳng là một điều tốt lành”. Qua năm sau, giặc ngoài biên ải tràn vào cướp phá, nhà vua ra lệnh bắt lính. Nhiều trai tráng ra trận và bị chết. Con trai ông vì què chân nên không phải đi lính.

    Tai vách mạch dừng

    Vách là bức ngăn trát đất. Dừng là những thanh tre nhỏ ken vào vách. Câu này có ý khuyên ta kín đáo, lời nói có thể lọt ra ngoài. Thành ngữ Hán cũng có câu “Bích trung hữu nhĩ” (trong vách có tai).

    Ở đây tai vách mạch dừng

    Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.

    (Truyện Kiều)

    Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

    Câu tục ngữ này có nhiều cách hiểu khác nhau.

    Cách 1: Hai vế này đối lập nhau như nhiều câu khác :

    - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

    - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

    Tay quai là tay chống nạnh như hình ảnh quai xanh, quai nồi, tức tay không làm việc nên mới không có ăn, miệng đói trễ ra.

    Nghĩa câu này giống câu :

    Có làm thì mới có ăn,

    Không dưng ai dễ mang phần đến cho.

    Ở cuốn “Sách giáo viên, Tiếng việt 5, tập II” cũng giảng theo cách này.

    Cách 2: Ông Nguyễn Đức Khuông (trong Tạp chí Giáo viên và nhà trường, số 13 - năm 2000 cho rằng quai là từ Hán Việt.)

    Hán việt từ điển của Đào Duy Anh giải nghĩa “quai là trái, hai bên không hợp nhau”. Từ đó, hiểu tay quai là tay hai bên không đồng bộ nhịp nhàng. Tay quai là tuy vẫn làm nhưng làm cầm chừng, làm hời hợt, vừa làm vừa chơi nên cũng dẫn đến việc đói trễ miệng. Sở dĩ ông hiểu theo cách này có câu tục ngữ còn vế ba :

    Tay làm hàm nhai

    Tay quai miêng trễ

    Tay để miệng không.

    Về cách hiểu 2, chúng tôi xin trình bày thêm để bạn đọc tham khảo. Theo ý riêng tôi, các từ trên đều là từ thuần Việt chẳng lẽ nhân dân ta lại đưa từ quai (từ gốc Hán) vào đây. Tôi cho rằng giải thích trong Việt – Pháp từ điển của Génnibrel là đúng: quai: negligent, paresseux (lười nhác). Còn vế 3, nếu nhắc lại ý vế 2 cũng để nhấn mạnh thêm mà thôi.

    Tay đã nhúng chàm

    Chàm là một loại cây có lá dùng để nhuộm màu xanh thẫm. Màu chàm rất bền. Khi nhuộm chàm, nước nhuộm làm xanh cả hai tay, phải rửa nhiều lần mới sạch. Thành ngữ này khuyên ta không nên làm điều gì xấu, để lại vết bẩn khó rửa sạch.

    Trót vì tay đã nhúng chàm

    Dại rồi còn biết khôn làm sao đây.

    (Truyện Kiều)

    Thần nanh mỏ đỏ

    Trong nhiều từ điển thành ngữ đều giải thích nghĩa của thành ngữ này là : “chỉ hạng người tinh quái, độc ác, bất trị”. Có từ điển còn suy diễn thêm “thuộc hạng người tinh quái, độc địa ví như loại thần nanh mỏ đỏ nào đó do con người tưởng tượng ra”. Thực ra thành ngữ này đã bị biến âm. Ở vùng An Lão, Kiến Thụy (Hải Phòng) người ta gọi con chim bói cá là con “thành nanh mỏ đỏ”. Sở dĩ phải thêm đỏ mỏ vì loại này lông màu xanh, ngực nâu, mỏ đỏ, còn loại chim bói cá khác có lông xám, mỏ đen, ngực trắng. (Theo tư liệu của Hà Quang Năng). Ở vùng quê tôi (Thanh Hóa) cũng thường nói khi cãi nhau “Mày có là con thành nanh mỏ đỏ tau cũng không sợ”.

    Dù hiểu thành ngữ “Thần nanh mỏ đỏ” là chim bói cá thì thành ngữ này vẫn mang nghĩa chỉ người tinh quái, chỉ nhào một cái xuống nước là vớ được mồi như chim bói cá.

    Thanh tích bất hảo

    Thanh là tiếng, tích là vết, bất hảo là không tốt. thành ngữ này dùng để chỉ những người có tiếng xấu và hành vi không tốt.

    Có người nói lầm “Thành tích bất hảo”. Thành tích là tốt sao lại bất hảo ? Dù cách nói lầm đã thành thói quen nhưng cần hiểu đúng ý của thành ngữ này.

    Thẳng như ruột ngựa

    Có người đã dùng khoa học để chưng minh ruột ngựa khác ruột trau bò : “Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, họi là manh tràng, rất dài và rất lớn. Đoạn này dài tới một mét, thảng và to với đường kính 25-35 cm”. Có lẽ sựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt Nam, ruột ngựa được xem là đối chứng về tính chất thẳng trái với o­ng.

    Từ cơ sở nêu trên, trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ “Thẳng như ruột ngựa” thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng thật thà của tính cách con người.

    Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho

    Chuyện xưa kể rằng Thạch Sùng và Vương Khải rất giàu. Hai bên thi với nhau. Bên này đưa ngọc thì bên kia cũng có ngọc, các đồ châu báu hai bên đều có. Bên Vương Khải đưa một cây san hô ra, Thạch Sùng liền đập tan và đền cho Vương Khải sáu cây san hô to hơn. Đến khi Vương Khải đưa mẻ kho (một mảnh vỡ của nồi đất. Có thuyết nói rằng là nồi rang bằng đất) thì Thạch Sùng không có, đành thua cuộc và mất cả gia tài. Thạch Sùng tiếc của, lâm bệnh và chết, hóa thành con Thạch Sùng. Con Thạch Sùng luôn chặc lưỡi “tiếc tiếc” khi nhớ đến gia tài kếch sù cảu mình.

    Câu này nhắc mọi người dù giàu đến đâu cũng chưa đầy đủ, có lúc phải nhờ vả người khác. Vì vậy đừng nên khoe khoang khoác lác.

    Thằng chết cãi thằng khiêng

    Thành ngữ này có nguồn gốc khá lí thú. Ở kinh thành Thăng Long xưa, cứ ngày giáp tết, bọn lưu lanh lại bầy kế để kiếm tiền. Một thằng giả chết nằm lên cáng, giả vờ là kẻ chết đường rồi một bọn khiêng đến phố đông đúc, đặt trước một cửa hiệu buôn. Bà chủ muốn chúng khiêng đi cho nhanh để khách vào mua hàng, đành phải cho tiền. Qua vài phố, chúng đã được món tiền lớn chia nhau. Chúng chia tiền không đều và cãi nhau vì thằng giả chết cho rằng mình có công nhiều hơn bọn khiêng cáng.

    Thành ngữ này hiện còn lưu hành nhưng mang ý nghĩa khác : người kém lại cãi người giỏi hơn mình.

    Thành ngữ “Trứng khôn hơn vịt” cũng có ý nghĩa tương tự.

    Tốt mã dẻ cùi

    Chim dẻ cùi là một giống chim đẹp : mỏ đỏ, đuôi dài, lông đuôi có nhiều màu sặc sỡ. Nhưng dẻ cùi hót không hay lại thích ăn phân chó, phân lợn :

    Dẻ cùi tốt mã dài đuôi,

    Hay ăn cứt chó, ai nuôi dẻ cùi.

    (Ca dao)

    Vì vậy dẻ cùi không ai quý mà lại bị khinh. Người ta thường dùng thành ngữ này để diễu những người có mã đẹp bề ngoài nhưng lòng dạ bẩn thỉu và bất tài.

    Trai tứ chiếng

    Tứ chiếng tức là tứ trấn được đọc chệch đi. Đay là bốn trấn ở xung quanh kinh đo : Sơn Nam (tức vùng Nam Định, Hà Nam), Kinh Bắc (vùng Bắc Ninh, Bắc Giang), Hải Dương (vùng Hải Dương, Hải Phòng), Sơn Tây (dùng Sơn Tây, Hà Đông).

    Trai tứ chiếng chỉ những người đàn ông ở các nơi vào làm ăn ở Kinh đô.

    Trăm hay không bằng tay quen

    Trong tiếng Việt cổ có hai từ trăm. Trăm là số từ 100 và trăm là nói. Trong chữ Nôm, trăm là số từ gồm chữ bách và chữ lâm, trăm là nói gồm chữ khẩu và chữ lâm. Từ điển Việt Pháp của Génibrel dịch trăm : parler très vite (nói nhanh).

    Nếu hiểu trăm hay là nói giỏi thì câu tục ngữ trên có nghĩa là “lí thuyết giỏi không bằng thực hành thạo” (theo dạng cấu trúc đối lập, một dạng phổ biến trong tục ngữ của ta). Theo ý chúng tôi, hiểu theo nghĩa này hợp lí hơn là cách hiểu “Trăm điều hay cũng không bằng có nghề giỏi”. Vậy xin nêu thêm để bạn đọc tham khảo nghĩa mới của thành ngữ này

    Trong giá trắng ngần

    Câu thành ngữ này có nghĩa là trong trắng. Nhưng đây lại là các vế so sánh : Trong như giá, trắng như ngần.

    Trong như giá có hai cách giải thích : giá là cây giá đậu, thân nó trong. Cũng có người giải thích giá là tuyết giá (nước đóng băng). Ngần là loại cá trắng như bạc suốt từ đầu đến đuôi. Nhưng ở nước ta tuyết giá không phổ biến nên có lẽ nên hiểu giá là giá đậu (đậu xanh ngâm cho mọc mầm để làm món ăn thay rau). Nhà thơ Tố Hữu đã viết :

    Ngày mai trong giá trắng ngần

    Cô thôi sống kiếp đầy thân giang hồ.

    (Tiếng hát sông Hương)

    Trứng để đầu đẳng

    Câu này có nghĩa là bấp bênh, không vững chắc. Đẳng là chiếc bàn có chân cao, thường dùng để bầy đồ lễ khi cũng. Bốn phía mặt phẳng không có gờ cao. Nếu để trứng ở mặt đẳng dễ bị rơi vỡ.

    Thông đồng bén ngọt

    Thành ngữ này có nghĩa là : công việc nào đó tiến hành trôi chảy, không bị ách tắc. Đồng và giọt là 2 từ xuất phát từ dụng cụ đo thời gian ngày xưa. Dụng cụ phổ biến nhất là một vật chứa nước gọi là hồ, đúc bằng đồng. Nước trong hồ sẽ theo một lỗ nhỏ rơi từng giọt xuống một cái chậu hứng có cắm cọc, trên cọc có khắc vạch để xem giờ. Chỗ nước nhỏ giọt trường trang trí hình đầu rồng đang há mồm. Vì vậy tạo nên từ giọt rồng :

    Giọt rồng canh đã điểm ba

    Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.

    (Truyện Kiều)

    Ngày nay ta dùng từ đồng hồ cũng xuất phát từ dụng cụ đo thời giờ ngày xưa.

    Vắng như chùa Bà Đanh

    Chùa Bà Đanh còn gọi là chùa Châu Lâm, được dựng lên từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở ven Hồ Tây (Hà Nội). Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp lấy khu này để xây trường Trung học Bảo hộ (nay là trường Chu Văn An) thì chùa Châu Lâm được dời đi nơi khác (ở cuối làng Thụy Khuê). Từ khi dời chỗ, số người đến lễ bái vắng hẳn đi. Ca dao Hà Nội có câu :

    Còn duyên kẻ đón người đưa

    Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.

    school@net (Theo Trích từ sách "Tiếng Việt lí thú", tác giả: Trịnh Mạnh, NXB Giáo dục)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.