Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89872440 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đọc và Suy ngẫm: LÃNG PHÍ

    Ngày gửi bài: 30/05/2010
    Số lượt đọc: 2034

    Nhà văn Băng Sơn

    Người Việt Nam có thói quen không bao giờ ăn hết đến miếng cuối cùng trong đĩa, trong bát, trong mâm, và cho đó là lịch sự. Miếng giò, miếng thịt gà, mấy gắp rau, chút canh ít nộm… thừa chút ít, và sau đó, phần lớn được trút vào thùng nước gạo (vì nhà bếp cũng đã no đã chán không thèm ăn như câu nói: “Giàu nhà kho, no nhà bếp”). Như vậy có lãng phí không? Bữa tiệc long trọng, bữa cơm bụi hay mâm cơm gia đình, ta luôn thấy cảnh đó ở mọi nơi.

    Trong khi nhiều nước giàu hơn ta, đã dọn gì ra là họ ăn kỳ hết, đến chút nước sốt trong đĩa họ cũng bẻ miếng bánh mì ra vét sạch cho khỏi lãng phí. Đó là cái lãng phí nhỏ nhất. Cô gái thích làm đỏm theo thời trang, có vài chục bộ váy áo, hơi rung rúc đã bỏ đi, không mặc, rồi nó cũ, nó bục, vứt đi không hề tiếc.

    Lớn hơn, trên công trường xây dựng, khi xong đống sắt thép còn lại, tha hồ han gỉ, chiếc ôtô, máy xúc hỏng lốp, hỏng xích, để trơ gió mưa, một vài năm, của hàng tỉ cũng thành sắt vụn, chẳng ai dọn cũng chẳng ai thương tiếc. Đường đi hôm nay mới rải nhựa, mai đã bị đào lên. Con kênh mới xây bị vỡ kè, vỡ bờ, không ai hàn gắn lại, mỗi ngày hỏng thêm một chút đến lúc phải làm lại hoàn toàn. Lãng phí hay tiết kiệm.

    Có trăm nghìn kiểu lãng phí khác nhau, to nhỏ khác nhau, ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.

    Sản xuất mà không tiết kiệm, mà lãng phí thì như người xưa nói: Cái giỏi thủng trôn, Vào lỗ hà ra lỗ hổng… làm cũng như không mà thôi.

    Phí giao thông, phí doanh nghiệp, phí qua cầu, phí học đường, phí chữa bệnh… những chữ phí ấy dùng đã thỏa đáng chưa? Khi đã bị coi là phí thì người ta vung tay, không tiếc.

    Ngành điện có thông báo rất hay: Mỗi nhà chỉ cần tắt một ngọn đèn không cần thiết, thì mỗi năm ta tiết kiệm được một ngàn tỷ đồng. Nhỏ vô cùng và lớn vô cùng vậy.

    Một lần sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng được một thủ tướng nước Bắc Âu chiêu đãi. Ông thủ tướng nước ngoài ăn hết món chim quay và nhắc thủ tướng ta: Xin ngài ăn hết, đừng để lại kẻo phí…

    Đang có chuyện “Kinh cầu”. Đó là một chuyện. Nhưng để lãng phí, cứ không tiết kiệm lại là chuyện khác. Lãng phí phải được coi là một cái lỗi, một cái tội mới thỏa đáng.

    5-2000

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.