Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89871848 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đọc và Suy ngẫm: ĐÔI TAY

    Ngày gửi bài: 11/06/2010
    Số lượt đọc: 2097

    Nhà văn Băng Sơn

    Con người có hai cánh tay để lao động. Ngoài làm việc để kiếm sống, sinh tồn, đôi tay cũng có lúc mang lại tiếng nói riêng, thể hiện thái độ trong giao tiếp.

    Bắt tay để tỏ thái độ vui mừng khi gặp gỡ, dù cái bắt tay mới nhập vào nước ta mới chừng thế kỷ, và nay nó trở thành của toàn thế giới trong ứng xử thông thường… Chắp hai tay trước ngực để tỏ lòng thành kính, chiêu niệm như trong cầu nguyện, lễ phật, đứng trước bàn thờ… khi con tàu nổi còi khởi hành, người đi tiễn giơ cánh tay lên vẫy vẫy… đó là lời hẹn gặp lại, lời nhắn nhủ người đi, lời cầu mong chân cứng đá mềm, nỗi niềm nhớ nhung.

    Người ra đi cũng thò đầu ra ngoài cửa sổ vẫy vẫy cánh tay đáp lại, và cũng thầm nói những lời tương tự với người ở lại.


    Ngày thường, cánh tay nói khác. Xong bữa, con em đưa chiếc khăn cho cha anh, đưa một tay hay hai tay? Có người cho rằng đưa thế nào chẳng được, miễn là chiếc khăn ấy đến được với người cần nó. Hoàn toàn không phải thế.

    Cô bán hàng đưa món hàng đã mua cho khách hàng đưa bằng hai tay khác rất xa với đưa bằng một tay. Cũng vậy học sinh nộp bài cho cô giáo, người vợ đưa cốc nước cho chồng, người cấp dưới được bắt tay người cấp trên, bật lửa cho bạn châm điếu thuốc một tay bật máy kèm một tay che lửa… cô bán sách trả lại tiền thừa cho khách, người soát vé trên tàu đưa trả lại hành khách chiếc vé đã kiểm tra xong… nếu đưa một tay thì cũng được, nhưng không lịch sự, hơi khó coi, tỏ vẻ lãnh đạo, thờ ơ. Ngược lại nếu đưa bằng hai tay thì trong đó là lời nói ngầm thái độ trang trọng, lịch sự, ân cần, cởi mở, coi người nhận đồng tiền, chiếc vé là đáng kính trọng hơn mình, là có lời cảm ơn trong đó, yêu mến trong đó.

    Trên tàu hỏa lâu nay đã khác xa thời bao cấp. Không còn ông trưởng tàu, trưởng toa hách dịch nói trống không: “Vé đâu?” mà là “Xin quí khách cho xem vé” rất nhẹ nhàng hiền dịu, sau đó là đưa chiếc vé bằng hai tay cho khách, không có lời cảm ơn nhưng khách đã thầm nhận được niềm vui giao tiếp. Người nhà tàu và hành khách không ai là cấp dưới của ai, nhưng đưa vé bằng hai tay là lịch sự mà không sợ bị hạ thấp mình, như vợ chồng đồng cấp nhưng cốc nước đưa bằng hai tay thì người chồng uống ngon hơn, yêu vợ hơn. Xã hội đang tiến lên, những hành vi dù nhỏ cũng cần văn minh lịch sự như vậy.

    5-2000

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.