Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89873567 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Cùng đọc và suy ngẫm: Xin đừng làm sứt mẻ chiếc bình ngọc cổ truyền

    Ngày gửi bài: 06/07/2010
    Số lượt đọc: 2016

    Nhiều người Việt Nam và người nước ngoài cảm thấy đau lòng khi chứng kiến tiếng Việt đang bị các bạn trẻ làm tổn thương… Có những điều rồi sẽ cũ đi và biến mất, nhưng có những điều cần phải là bất tử, như trong câu nói: “Tiếng Việt còn thì dân ta còn, nước ta còn” của học giả, ký giả, nhà văn hóa Phạm Quỳnh…

    Đã từ lâu tôi có một sự hào hứng với việc theo dõi blog của Joe - anh chàng người Canada sang học tại Việt Nam từ năm 2003 và bắt đầu viết blog bằng tiếng Việt từ năm 2006. Anh tên thật là Joseph Ruelle, bạn bè yêu mến gọi anh bằng cái tên rất thân mật và ngọt ngào: "anh Dâu".

    Điều lôi cuốn tôi là những phát hiện thú vị của Joe về những điều từ nhỏ đến lớn mà anh trải nghiệm trong cuộc sống ở Việt Nam. Tôi cũng yêu vì trong những bài viết đó đọc thấy một tình yêu tươi vui và nồng nhiệt với ngôn ngữ và văn hóa Việt. Joseph Ruelle cho thấy những hiểu biết của anh về đất nước ta ngày càng tường tận, một góc nhìn tươi trẻ, ngộ nghĩnh đáng yêu. Vốn tiếng Việt của anh cũng ngày càng phong phú, điêu luyện và mang nhiều "hồn Việt".

    Tôi nhớ những bài blog đầu tiên của anh, đôi khi khiến người đọc bật cười ở những câu chữ ngô nghê mà thú vị: "Bỏ qua cây đào và cây quýt. Bỏ qua hoa mai và hoa giáp. Bỏ qua thịt heo và thịt bò. Bỏ qua bánh Tết và bánh chưng. Bỏ qua lời chúc và lời ca. Bỏ qua tiền đỏ và tiền xanh. Bỏ qua áo dài và áo ngắn. Bỏ qua ca-vát và ca vũ. Bỏ qua Tiết Liêu và tiết gà. Bỏ qua "gặp nhau cuối năm" và gặp nhau ga tầu. Bỏ qua Xuân Hinh và xuân khí...".

    Những từ trái nghĩa và những từ tương tự, những chơi chữ về ngữ âm, những hiện tượng đồng âm dù chỉ bằng một âm tiết được anh chàng Dâu Tây vận dụng liên tục, nhịp nhàng và nhún nhảy như một trò chơi ngữ âm của cậu học trò thích thú khám phá môn học mới. Đơn giản thế nhưng mang nhiều ý nghĩa, và nó thật sự thể hiện tình yêu tươi vui, nghiêm túc của anh với ngôn ngữ Việt Nam.

    Chính Joe cũng từng tâm sự: Anh chưa thấy một ngôn ngữ nào phong phú như tiếng Việt. Anh học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi. Anh có hai quyển vở, một quyển chuyên ghi từ "xịn" (từ chuyên môn học trong trường) còn quyển kia tập hợp những gì anh lượm lặt được từ bạn bè, phục vụ, xe ôm như "gần mực thì bia, gần đèn thì thuốc", "banana", "dân chơi sành điệu"... để còn "buôn dưa lê" thoải mái với mọi người. Anh luôn kè kè bên mình cuốn từ điển tiếng Việt, anh chú ý đến từng chữ và ý nghĩa của chúng, và liên tưởng từ chữ này đến chữ kia, từ từ này đến từ kia, và chú ý những vấn đề ngữ pháp...

    Thế rồi, anh trở thành một tay blogger chuyên nghiệp có hàng nghìn người hâm mộ, hàng nghìn lượt xem và hàng trăm bình luận trên blog mỗi ngày. Một tờ báo điện tử lớn của Việt Nam gọi anh là "ông Tây viết blog hay kinh điển". Anh còn trở thành người của công chúng trên truyền hình và các phương tiện truyền thông. Anh cũng viết bài cho các báo và được các báo đặt bài thường xuyên. Mới đây anh trở thành người gánh vác toàn bộ bài viết cho một chuyên mục trên một tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn của Việt Nam.

    Nói một cách chính xác hơn, chuyên mục đó được tòa soạn báo lập ra với định hướng ngay từ đầu là để đăng những bài viết của anh, mỗi tuần hai bài. Chuyên mục thu hút hàng trăm độc giả trung thành, họ tới tấp để lại bình luận trong các bài viết. Những bạn đọc trẻ đó ngày qua ngày, tuần qua tuần chờ đợi Joe với từng câu chữ. Anh đã trở thành một cây bút được mến yêu.

    Tôi chợt hoảng hốt nhận ra: Joe - anh chàng "công dân Canada - cư dân Việt Nam - du dân quốc tế" này sử dụng tiếng Việt sinh động, chính xác và hấp dẫn hơn không ít bạn trẻ người Việt, những bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại nhiều thành phố Việt Nam.

    Sự hốt hoảng của tôi, không phải vì anh Joe mà tôi hốt hoảng cho các bạn trẻ Việt, trong đó có tôi, khi chúng ta bỏ qua những cơ hội và bỏ qua trách nhiệm trau dồi tiếng mẹ đẻ của mình. Chúng ta để một người bạn nước ngoài nói tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 vượt qua khả năng sử dụng tiếng Việt của chúng ta.

    Chúng ta để cho báo chí lên án vì tình trạng làm "tha hóa" chữ Việt và tiếng Việt, để cho nhà trường và xã hội lo sợ, càu nhàu vì cảnh tượng giới trẻ biến tiếng Việt Nam thành "mật ngữ" trên các diễn đàn, các trao đổi qua Internet và các tin nhắn. Rồi hiện tượng đó đi vào cả các bài văn và các bài thi.... Trong khi đó một người bạn nước ngoài nhưng tâm huyết và nghiêm túc trong việc học tiếng Việt như anh Joe lại trở thành một cây bút với những bài viết hấp dẫn với hàng trăm hàng ngàn người Việt Nam.

    Với việc xuyên tạc chữ Việt, từ Việt, Tiếng Việt về cả ý nghĩa, phát âm, cách sử dụng... một cách tùy tiện, đôi khi các bạn trẻ Việt ngày nay tự tàn phá khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Các bạn sẽ dần quen lối nói pha tạp về loại ngôn ngữ, chệch choạc về kí tự lẫn phát âm, lộn xộn về ý nghĩa của từ, nháo nhào các quy tắc ngữ pháp... Người lớn đôi khi không thể hiểu, hoặc để hiểu nổi sản phẩm của các bạn thì phải vật vã mồ hôi! Bằng cách ấy, chúng ta đang làm xấu đi, làm sứt mẻ đi thứ di sản văn hóa quý giá của ông cha - đó là ngôn ngữ, là thứ tiếng nói riêng vốn có của dân tộc mình.

    Trong một bài viết vui trên blog Yahoo từ 2 năm trước, anh Dâu bắt chước ngôn ngữ "chát chit", hay nhắn tin SMS của nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Thành quả cuối cùng có được một đoạn văn như thế này: "XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíX LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế! Kekekekekekekekekekekeke!!!!!".

    Dịch ra là: "Xong, bây giờ mình đã biết chát chit như một người Việt chính gốc rồi! Vui quá, thích lắm! Nhưng mình vẫn hơi lo, không biết tương lai của ngôn ngữ tiếng Việt thân yêu của mình sẽ là như thế nào? Thôi kệ, bây giờ là thế kỉ 21 rồi, lo gì mà vớ vẩn thế. Kekekekekeke" ...

    Có thật là "vớ vẩn" không? Một chút đùa vui vô tư mà không vô tâm của Dâu khiến chúng ta thật sự lo lắng. Joe - một người bạn ngoại quốc đã nhắc nhở chúng ta về "tương lai của ngôn ngữ tiếng Việt thân yêu" của chính chúng ta. Trong khi không ít người trẻ Việt lại có suy nghĩ bất cẩn với ngôn ngữ dân tộc, đúng như anh Dâu đã diễn đạt, theo cách các bạn nghĩ: "bây giờ là thế kỉ 21 rồi, lo gì mà vớ vẩn thế! Kekekekeke!!!!!!".

    Chúng ta yêu những bài viết của Joe vì bên cạnh những suy nghĩ dễ thương hoặc sắc sảo mà anh thể hiện, chúng ta cảm nhận được tình yêu của một người bạn phương xa yêu ngôn ngữ của chúng ta, yêu cái di sản văn hóa mà chúng ta gắn bó nâng niu tôn thờ cơ hồ như nhiều nhất. Ta trìu mến với những bài viết đầu tiên của Joe như một người chủ nhà trìu mến nhìn người khách nhiệt tình thưởng thức thứ trà ướp gia truyền, như người phụ nữ đang yêu trìu mến nhìn người yêu nếm thứ đồ ăn mình chế biến. Ta thấy hạnh phúc vì trong mỗi chữ tiếng Việt ta thấy có một phần của mình đóng góp trong đó. Một người nước ngoài say mê tiếng Việt là một người say mê thành quả lao động của chúng ta.

    Nhưng chính chúng ta có biết nâng niu thành quả lao động đó không? Như nâng niu mồ hôi nước mắt của ông cha ta. Như nâng niu hạt vàng hạt ngọc mà ông bà để lại. Như nâng niu chính cái rương chứa đựng linh hồn mình. Nói như truyền thuyết, ta phải giữ để quyết không "bán linh hồn cho quỷ" ...

    Vốn tiếng Việt trong sáng, giàu và đẹp cần được chúng ta mà đầu tiên là những bạn trẻ chung sức giữ gìn, đó là giữ gìn linh hồn dân tộc, để dù có vật đổi sao dời vẫn còn nguyên đó một bản sắc Việt Nam - di sản thân thương hóa thân trong từng câu nói, không đánh mất mình qua mọi biến động và thời gian và di truyền qua mọi thế hệ. Cuộc sống luôn đổi thay, dẫu rằng hoài cổ là không thể cực đoan nhưng việc trân trọng những giá trị cổ truyền là vô cùng cần thiết.

    Có những điều rồi sẽ cũ đi và biến mất đi, nhưng lại có những điều cần phải là bất tử, như trong câu nói: "Tiếng Việt còn thì dân ta còn, nước ta còn" của học giả Phạm Quỳnh.





    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.