Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89871524 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Cùng đọc và suy ngẫm: Ngồi

    Ngày gửi bài: 16/07/2010
    Số lượt đọc: 1941

    Nhà văn Băng Sơn

    Thời Hà Nội còn tàu điện chạy như rùa trong các phố, đồng thời có những chuyến tàu chợ, tàu vét khá đông khách qua những nhà ga một đoạn đường ngắn ngủi… người ta luôn thấy những thanh niên đã ngồi yên vị, nhưng khách mới lên toa, là các cụ già thay xách lách mang, lưng còng, mệt mỏi, hoặc người đàn bà bụng mang dạ chửa, ộ ệ nhọc nhằn… người thanh niên không biết còn đi đến ga nào, bến nào gần ra, cũng đứng lên ngay, như giả vờ, bước ra chỗ khác, để nhường chỗ cho cụ già hay người phụ nữ ấy. Cử chỉ đơn sơ, nhẹ nhàng nhưng đẹp làm sao.

    Người được nhường chỗ, ngồi xuống, thở phào nhẹ nhõm, làm người ngồi gần đấy cũng thấy vui lòng. Ai dạy dỗ người thanh niên kia, ông bà, cha mẹ hay thầy giáo? Ta không biết. Mà cũng có thể đó là nếp sống tốt dẹp của xã hội, ta gọi là văn hóa, văn minh đã rèn đúc nên.

    Nay hình như phong tục này đang ngày một mất dần đi. May thay nhà tàu lâu nay ít để khách đứng vì bán thừa quá nhiều vé, nhưng đôi khi tàu chật cũng là bình thường. Ta gặp nhiều thanh niên, kể cả nhiều cô gái đẹp, son phấn thơm lừng, váy quần lòe loẹt, ngang nhiên ngồi cắn hạt dưa hoặc soi gương sửa tóc, mặc kệ người đàn bà chửa, em bé ngủ ngaatjm, cụ già chống gậy… đứng thở không ra hơi, mồ hôi nhễ nhại… và có khi cô ta lại còn nói cười ngả ngốn như trong buồng kín mới đáng giận(hay đáng thương cho cô ta) chứ. Đường dài thì không nói làm gì, vì có nhà tàu lo nhưng đường ngắn thì cảnh này là nghịch mắt, là vô văn hóa, thiếu lịch sự, kém văn minh, nếu không nói là thieeusw giáo dục, học vấn.

    Người lên trước, người mất tiền mua vé, được ngồi là đúng. Phê phán người thanh niên kia là không hợp lý. Nhưng đạo đức, lương tâm, nét cư xử cho phải đạo, cho có thuần phong mỹ tục… thì vẫn có điều đáng nói, đáng bàn, đáng nêu ra để các bạn trẻ suy nghĩ về đúng sai, về đẹp và chưa đẹp… Cụ già và người phụ nữ có mang kia, sau đoạn đường, về đến nhà, có thể nói: “Quí hóa quá, hôm nay có anh thanh niên tốt bụng nhường chỗ ngồi cho không thì mệt đến chết”, hoặc “Thật may, thật đáng khen, có cô gái nhường chỗ cho mẹ con mình, không thì không biết thế nào…” Cũng có thể là câu. “Thanh niên bây giờ ích kỷ quá, chả nhường chỗ cho ai cả, họ chỉ biết có mình họ…”. Ta nên là nguyên nhân của câu nói nào trong đó nhỉ?

    6-2000

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.